Học tập đạo đức HCM

Phúc Thọ thành công với mô hình mạ khay, máy cấy

Thứ sáu - 27/06/2014 04:30
Nhằm từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, huyện Phúc Thọ đã áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa. Bước đầu, mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập.
Chi phí thấp, hiệu quả cao
Vụ mùa năm 2014 là vụ đầu tiên xã Vân Phúc đưa mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất với diện tích khoảng 5ha. Để khuyến khích các hộ dân tham gia mô hình, HTX Nông nghiệp xã Vân Phúc được huyện hỗ trợ 50% kinh phí để mua một máy cấy và triển khai làm mạ khay, cấy bằng máy cho bà con với giá dịch vụ 90.000 đồng/sào. Thực tế cho thấy, nếu so với cấy lúa theo phương pháp truyền thống, mô hình mạ khay, máy cấy giảm chi phí trung bình 160.000 đồng/sào, trong đó, giảm được 1/2 lượng thóc giống, giảm chi phí làm đất từ 50.000 - 100.000 đồng. Mặt khác, cấy bằng máy, chỉ mất khoảng 20 phút/sào, giảm đáng kể chi phí ngày công và tiết kiệm sức lao động cho nông dân. Hơn nữa, lúa cấy máy và lúa cấy thủ công có thời gian sinh trưởng như nhau, nhưng lúa cấy bằng máy đẻ nhánh sớm, khỏe, tập trung hơn, nên năng suất cao hơn lúa cấy thủ công trung bình 1,3 tạ/ha.
Máy cấy được đưa vào sử dụng trong vụ mùa 2014 tại xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ góp phần nâng cao năng suất lao động.
Máy cấy được đưa vào sử dụng trong vụ mùa 2014 tại xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ góp phần nâng cao năng suất lao động.
Tiếp tục nhân rộng
Vụ xuân năm 2014, huyện Phúc Thọ triển khai thí điểm mô hình mạ khay, máy cấy với diện tích 65ha tại 4 xã: Ngọc Tảo, Võng Xuyên, Phụng Thượng và Hát Môn. Để thực hiện mô hình này, huyện đã hỗ trợ gần 1 tỷ đồng cho các địa phương mua máy cấy, khay gieo mạ, giá thể, tập huấn kỹ thuật... Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, năng suất lúa vụ xuân bình quân đạt 65,7ha đối với giống lúa Hương Thơm số 1 và 61,3 tạ/ha đối với giống Nếp vàng 1. Hiệu quả kinh tế từ lúa cấy bằng máy cao hơn cấy lúa truyền thống bình quân đạt 7,6 triệu đồng/ha.
Phát huy hiệu quả từ mô hình mạ khay, máy cấy đem lại, vụ mùa năm 2014, huyện Phúc Thọ tiếp tục nhân rộng mô hình mạ khay, máy cấy tại 18 xã, thị trấn với diện tích 240ha. Huyện cũng hỗ trợ các xã mua 32 máy cấy, nâng tổng diện tích cấy lúa bằng máy toàn huyện lên 350ha, với 39 máy cấy. Theo đó, các xã, thị trấn tham gia mô hình được huyện hỗ trợ 50% kinh phí mua máy cấy, máy gieo hạt, máy phủ đất và khay nhựa, 100% giống, 80% giá vật tư và chi phí khác. Bên cạnh đó, cùng với việc tuyên truyền sâu rộng về những ưu điểm của mô hình mạ khay, máy cấy đến người dân, Phòng Kinh tế phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật sử dụng mạ khay, máy cấy cho cán bộ thuộc Tổ kỹ thuật HTX nông nghiệp của các xã, thị trấn tham gia mô hình.
Đánh giá về ưu điểm của mô hình mạ khay, máy cấy, bà Nguyễn Thị Liên - Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Phúc Thọ cho rằng, việc áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy giúp bà con nông dân yên tâm về chất lượng mạ và chủ động được thời vụ gieo cấy. Bên cạnh đó, mô hình này không chỉ có tác dụng tăng năng suất, chất lượng lúa mà còn góp phần quan trọng vào việc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp.
Ông Hoàng Mạnh Phú - Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ khẳng định, mô hình mạ khay, máy cấy vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả nên cần được nhân rộng trong những năm tới. Bởi mô hình này giúp người dân từng bước thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Đặc biệt, mô hình mạ khay, máy cấy có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp của một huyện thuần nông như Phúc Tho.
                                                                                    
"Gia đình tôi có 1,5 sào ruộng, bình thường phải mất gần 2 ngày công lao động, nhưng vụ này chỉ mất khoảng 30 phút là cấy xong. Cấy lúa bằng máy lợi nhất là vừa tiết kiệm được sức lao động, vừa giảm được chi phí".
Ông Vũ Văn Hợi Cụm dân cư số 6 (xã Vân Phúc)
Bài, ảnh: Ngọc Tú
Nguồn ktdt.vn
 Tags: sản xuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập121
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm117
  • Hôm nay29,208
  • Tháng hiện tại526,134
  • Tổng lượt truy cập83,582,129
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây