Học tập đạo đức HCM

Quảng Bình bước dài đến nông thôn mới

Thứ bảy - 30/12/2017 00:54
Ông Phan Văn Khoa- Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình, kiêm Chánh văn phòng Văn phòng điều phối (VPĐP) chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh cho hay:
 
Nhân dân huyện Lệ Thủy làm đường giao thông nông thôn

“Năm 2017 toàn tỉnh  có gần 2.000 tiêu chí đạt chuẩn, đạt 14,6 tiêu chí/xã, tăng 0,9 tiêu chí/xã so với đầu năm 2017. Đã có thêm 9 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã NTM  lên con số 52 xã, chiếm 38,2% tổng số xã của tỉnh”.

Chú trọng công tác tuyên truyền

Xác định công tác tuyên truyền là mũi nhọn trong thực hiện xây dựng NTM, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, BCĐ xây dựng NTM tỉnh đã có chương trình cụ thể để đẩy mạnh nhiệm vụ này. Việc tiếp tục được duy trì thường xuyên ở các cấp với các hình thức phong phú. Nội dung tuyên truyền không chỉ tập trung vào những mặt tích cực mà còn nêu rõ những bất cập tồn tại, những biểu hiện tiêu cực yếu kém như bệnh phô trương thành tích, vi phạm dân chủ.

Văn phòng Điều phối tỉnh phối hợp với BCĐ các huyện, thành phố, thị xã tổng hợp, cung cấp tư liệu thực hiện chuyên mục “Miền quê đáng sống”, phối hợp với Sở TT-TT phổ biến thông tin, thể lệ cuộc thi đến các cơ quan đơn vị, các đoàn thể và toàn thể nhân dân biết, tích cực hưởng ứng, tham gia viết bài về nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020.

Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được đẩy mạnh.

Ông Nguyễn Quốc Út- Chi cục trưởng Chi cục HTX, kiêm Phó Văn phòng VPĐP cho hay: ”Đã phát 72 chuyên mục chung sức xây dựng NTM; hơn 530 tin, phóng sự, phản ánh trên sóng phát thanh và truyền hình. Các huyện, thị xã, thành phốđã cấp phát 18 băng rôn. Phối hợp với các cơ quan thuộc khối mặt trận đoàn thể lồng ghép các hoạt động tuyên truyền thông qua các chương trình như: “Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới” của huyện Đoàn; “5 không 3 sạch” của Hội Liên hiệp phụ nữ; kế hoạch tuyên truyền nông thôn mới của Hội Nông dân; các phong trào của Hội người cao tuổi”.

Đưa cơ giới  vào sản xuất.

Ngoài ra, BCĐ các cấp đã đã tổ chức 33 lớp tập huấn cho  cán bộ xây dựng NTM các cấp, thành viên của BCĐ, các HTX. Nội dung tập trung vào các vấn đề còn vướng mắc tại các địa phương như: Đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất và giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả; đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất chế biến nông lâm sản, thủy sản. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với VPĐP tổ chức 8 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác mặt trận tại các huyện, thành phố thị xã về những văn bản chỉ đạo mới trong đánh giá các tiêu chí xây dựng NTM.

Nhờ vậy, nhận thức của nhân dân về NTM ngày càng được nâng lên. Cán bộ địa phương cũng nắm chắc hơn nhiệm vụ để làm tốt công tác điều hành. Bà Lê Thị Cài (xã Phòng Thủy- huyện Lệ Thủy) hồ hởi: “Tôi cũng đi dự một số chương trình tập huấn cho xây dựng NTM, qua đó cũng nhận thức được người dân là chủ đạo. Người này nói sang người kia nên ai cũng hiểu, cũng đồng trình cao“.

Vượt lên khó khăn, thử thách

Ông Nguyễn Hữu Hoài- Chủ tịch UBND tỉnh, kiêm Trường BCD xây dựng NTM tỉnh cho hay, sau sự cố môi trường biển là đến bão, lũ   lớn của các năm đã làm hư hưởng nặng nề đến KT-XH của địa phương. Điều đó làm khó khăn thêm cho nhiệm vụ xây dựng NTM. “Tuy nhiên, Quảng Bình đã vượt qua gian khó để có được những thành tích mới“- ông Hoài nhấn mạnh.

Kiên cố hóa kênh mương nội đồng.

Trong khó kkhăn, người dân Quảng Bình càng đồng sức đồng lòng cho xây dựng NTM. Trong năm 2017, nhân dân trong tỉnh đã góp công, góp sức với tổng só tiền gần 40 tỷ đồng để góp vào tổng huy động tổng nguồn vốn cho xây dựng NTM gần 400 tỷ đồng.

Các địa phương trong  tỉnh đã đầu tư xây dựng gần 150 km đường các loại (trong đó: gần 6 km đường liên xã; 46 km đường liên thôn; 61 km đường nội thôn xóm và gần  36 km đường trục nội đồng). Bê tông hóa, nâng cấp sửa chữa 40 km kênh mương.

Ngoài ra, cũng đã 250 công trình là trường học, nhà văn hóa thôn, chợ nông thôn, công trình nước sạch và một só công trình quan trọng khác được nâng cấp, làm mới phục vụ tốt cho đời sống, sinh hoạt, học tập của người dân.

Tại xã Đại Trạch (huyện Bố Trạch) một địa phương được xem là có phong trào  làm đường giao thông tốt của tỉnh, hàng trăm km đường được quy hoạch rộng rãi, được bê tông hóa làm thay đổi lớn bộ mặt nông thôn.

Ông Lê Văn Hòa (xã Đại Trạch) cho biết: "Có đường rộng thì mới có thể phát triển được mọi mặt. Bà con hiến đất, góp công làm thì mình được hưởng. Từ đó, ai cũng phấn khởi lắm. Nhiều gia đình hiến nhiều đất cho mở rộng đường mà không hề có yêu cầu gì".

Nói về sự vượt khó đi lên, ông Phan Văn Khoa cho hay: "Các xã đăng ký đạt chuẩn đang phấn đấu. Các xã đã đạt chuẩn tiếp tục ổn định và phát triển. Hiện tỷ lệ số xã dưới 10 tiêu chí còn 7,4% đạt mục tiêu mà BCĐ Trung ương đưa ra (Trung ương đặt chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ số xã dưới 10 tiêu chí còn khoảng 25%)”.

Doanh nghiệp xắn tay vào cuộc

Phong trào xây dựng NTM tại Quảng Bình đã gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Từ đó, ngày càng có nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Bộ mặt nông thôn mới ở Quảng Bình.

Tiêu biểu có thể nói đến Tập đoàn Hòa Phát đã triển khai dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao; chăn nuôi bò sữa của Cty Quảng Bình Milk; chăn nuôi bò thịt của Cty Gia Hân, Cty Phú Quý; chăn nuôi lợn thịt của Cty Butaphan Thái Lan; sản xuất tôm giống, tôm thương phẩm công nghệ cao của Cty CP Quảng Bình, Cty Đức Thắng, Thanh Hương...Nhiều đề án, mô hình sản xuất có hiệu quả được các địa phương nhân rộng nhằm tăng giá trị gia tăng. Qua đó tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập ổn định cho nông dân.

Hiện nay, Sở NN-PTNT đang xây dựng đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã mỗi sản phẩm”. Đây là nhiệm vụ trong tâm trong triển khai xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Năm 2018, Quảng Bình phấn đấu có thêm 10 – 11 xã đạt chuẩn NTM. Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Quan tâm chỉ đạo các xã đã đạt chuẩn nhưng bị sụt giảm tiêu chí, đặc biệt là ở các xã đã được công nhận đạt chuẩn  từ  những năm đầu để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của chương trình MTQG xây dựng NTM.

Theo Nguyễn Tâm/nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập534
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,521
  • Tổng lượt truy cập92,036,250
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây