Học tập đạo đức HCM

Quảng Ngãi: Cần coi trọng phát triển nông nghiệp

Thứ ba - 11/11/2014 19:32
 
 
Quảng Ngãi: Cần coi trọng phát triển nông nghiệpGS. Nguyễn Lân Dũng (thứ 2, từ trái sang) trao đổi kinh nghiệm trồng cây ăn quả với bà con nông dân xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

Đó là ý kiến của GS. NGND Nguyễn Lân Dũng tại buổi truyền đạt kinh nghiệm cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh Quảng Ngãi về chuyên đề “Nông dân và tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.

Nhằm giúp cho cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi có cái nhìn tổng quan và mới mẻ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã mời GS. NGND Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam về khảo sát các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp ở tỉnh và truyền đạt kinh nghiệm cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh chuyên đề:“Nông dân và tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.

Sau khi  cùng Đoàn công tác của tỉnh Quảng Ngãi đi khảo sát các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp ở các huyện Ba Tơ và Nghĩa Hành, Giáo sư cho biết: “Nhân dân Quảng Ngãi có ý thức làm giàu, nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Quảng Ngãi có những cây trồng chủ lực, những cây chủ lực đó dành cho 75% nhân dân nông thôn. Quảng Ngãi là tỉnh công nghiệp, nhưng mà các xí nghiệp họ có nhân nông dân đâu, cho nên nông dân vẫn là nông dân. Vì vậy, mặc dù phát triển công nghiệp nhưng Quảng Ngãi không thể coi nhẹ nông nghiệp. Phải coi trọng trọng nông nghiệp để 75% nông dân nông thôn khỏi bị nghèo đói; đồng thời họ góp phần làm giàu cho tỉnh”.

Tại buổi truyền đạt kinh nghiệm, GS. NGND Nguyễn Lân Dũng đã nhấn mạnh tới một số cây trồng chủ lực ở tỉnh Quảng Ngãi như: cây keo, cây mía, cây sắn (mì), cây cay. Giáo sư khuyến cáo, bà con sau khi thu hoạch keo, không nên đốt, vì cây có C, H, O, N, P, S…, khi đốt C, H, O biến thành CO2, hơi nước (H2O) bay mất; N biến thành NO2 bay mất, S biến thành SO2 bay mất, chỉ còn lại ít lân (P2O5) và kali (K2O), khi gặp mưa lại trôi đi. Giáo sư cho biết, kinh nghiệm của nông dân huyện miền núi Ba Che (tỉnh Quảng Ninh), sau khi trồng keo 1 năm bà con trồng cây dược liệu, thu hoạch cây dược liệu nông dân lại trồng cây keo, do đó đất không bị rửa trôi.  

Tại buổi nói chuyện, Giáo sư đã thông tin về biến đổi khí hậu, sự tác động của thiên tai đến cuộc sống và sản xuất của người dân; thành tựu của công nghệ sinh học, cây trồng biến đổi gene…

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã có những kiến nghị với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi chú trọng phát triển khu vực kinh tế phi nông nghiệp; tái cấu trúc ngành nông nghiệp là một nhân tố hàng đầu và then chốt để giảm nghèo và tăng thu nhập. Phát triển khu vực kinh tế phi nông nghiệp trong nông thôn, hình thành khu vực dịch vụ và các nghề phụ, làng nghề truyền thống; phát huy vai trò của hội nông dân trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi. Chính sách và biện pháp giảm nghèo cần tập trung vào những địa chỉ cụ thể (vùng sâu, vùng xa và các xã đặc biệt khó khăn). Cần có những biện pháp để thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đồng bộ và thiết thực. Phát triển các tổ chức sản xuất, kinh doanh mới nhằm tận dụng nguồn lực về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Có những biện pháp nhằm triển khai thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam để Hội tham gia thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW,  tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống nông dân, nông thôn.

Hải Yến

Theo: khuyennongvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập275
  • Hôm nay43,411
  • Tháng hiện tại1,255,407
  • Tổng lượt truy cập88,610,477
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây