Học tập đạo đức HCM

Quảng Ngãi: Mô hình cánh đồng mẫu lớn - Niềm tin của nông dân các xã nông thôn mới

Thứ sáu - 19/09/2014 05:24
Tăng năng suất, tăng lợi nhuận, giảm chi phí sản xuất - đó là tính ưu việt của mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML). Nhờ áp dụng mô hình này mà nhiều hộ nông dân có thu nhập cao hơn.
 

 

Vụ hè thu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi, phối hợp với các địa phương trong tỉnh triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trong sản xuất lúa”.


Mô hình có quy mô 15 ha/cánh đồng, sử dụng giống lúa thuần chất lượng VN121 và OM6976, có 731 hộ nông dân tham gia; thực hiện tại 5 cánh đồng thuộc các xã Đức Nhuận (huyện Mộ Đức), Hành Thịnh (huyện Nghĩa Hành), Bình Thới (huyện Bình Sơn), Nghĩa Phương (huyện Tư Nghĩa) và xã Phổ Ninh (huyện Đức Phổ), là 5 xã điểm nằm trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Đây là mô hình sản xuất tập trung có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà khoa học, Nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông.


Yêu cầu của mô mình cánh đồng mẫu lớn là điều kiện sản xuất phải trên diện tích liền vùng, liền thửa, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu giống, vật tư phân bón, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa sản xuất và công tác quản lý đồng ruộng nhằm tạo ra một chuỗi sản phẩm hợp lý, giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường và tăng giá trị trên một đơn vị diện tích. Nông dân sẽ được hỗ trợ 100% giống, 30% phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, ngoài ra còn được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT)…


Theo tính toán của bà con, chi phí sản xuất theo mô hình CĐML đều giảm so với sản xuất theo phương pháp truyền thống. Cụ thể là chi phí sản xuất của ruộng ngoài mô hình là hơn 28,960 triệu đồng/ha, còn chi phí của mô hình CĐML là 26,100 triệu đồng/ha, giảm được 2.760.000 đồng/ha. Năng suất CĐML đạt bình quân 66 tạ/ha (đại trà 60 tạ/ha) thì 75 ha mô hình năng suất đã tăng so với đại trà 45 tấn lúa.


Ông Nguyễn Văn Trung ở thôn Năng Tây, xã Nghĩa Phương cho biết: “Trước đây chúng tôi sạ lúa đơn giản lắm, thu hoạch xong lúa vụ đông xuân rồi làm đất gieo sạ vụ hè, giống không được chọn lọc kỹ, ruộng ít được "thau chua" nên lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh, năng suất thấp, bây giờ được hướng dẫn làm theo quy trình sản xuất cẩn thận thế này thì chắc chắn sẽ cho kết quả tốt hơn”.


Sản xuất trên cánh đồng mẫu yêu cầu người nông dân phải thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, thống nhất từ khâu làm đất, xuống giống, điều tiết nước, phòng trừ sâu bệnh, ruộng được sạ cùng loại giống, cùng chế độ chăm sóc. Riêng giống lúa được chọn đưa vào sạ tại cánh đồng mẫu lớn vụ này tại xã Nghĩa Phương là loại OM6976, là giống lúa thuần có khả năng thích ứng rộng, năng suất đạt trên 64 tạ/ha (đại trà HT1, ML48 đạt 61 tạ/ha).


Bà Nguyễn Thị Linh, Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bồ Đề (xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức) cho biết: Để xây dựng thành công cánh đồng mẫu lớn, ngay đầu vụ HTX cùng với cán bộ khuyến nông, lãnh đạo thôn đề ra kế hoạch chi tiết, có lịch trình công tác từng ngày. Chính quyền xã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nông dân triển khai sản xuất. Đặc biệt, HTX đã làm tốt công tác dự báo tình hình sâu bệnh hại và thông báo cho bà con nông dân kịp thời mua thuốc để phòng trừ, nhờ vậy mà dịch bệnh trên vùng lúa của HTX nói chung và CĐML nói riêng giảm đi đáng kể.


Qua tiếp xúc một số người dân, chúng tôi được biết, dù mới đang giai đoạn đầu nhưng người nông dân thấy rõ cái được của cánh đồng mẫu lớn là sản xuất tập trung ruộng đất không còn manh mún, đưa cơ giới hóa lớn vào khâu làm đất và chi phí sản xuất sẽ giảm một nửa so với trước. Hơn nữa, việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa trên cánh đồng chỉ một loại giống sẽ rất dễ làm. Tuy nhiên, đưa một quy trình mới vào sản xuất trong khi tập quán canh tác tự do của người dân đã tồn tại từ lâu không phải không gặp những trở ngại. Để thực hiện thành công mô hình, cán bộ Khuyến nông đã cùng với địa phương tuyên truyền vận động, nắm thông tin kịp thời giúp đỡ bà con những vướng mắc trong quá trình thực hiện quy trình.


Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa đã góp phần tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Kết quả từ mô hình này là kinh nghiệm quý để nhân rộng, góp phần vào thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Nguồn khuyennongvn.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập218
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm212
  • Hôm nay55,700
  • Tháng hiện tại866,575
  • Tổng lượt truy cập88,221,645
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây