Học tập đạo đức HCM

Quảng Ninh: Sức sống mới từ nông thôn mới

Chủ nhật - 29/07/2018 09:33
Sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và năm thứ 2 thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2017-2020, với cách làm sáng tạo và chủ động của các cấp chính quyền, diện mạo nhiều vùng nông thôn tỉnh Quảng Ninh đang dần khởi sắc, ngày một “thay da đổi thịt”

Xây dựng nông thôn mới từ chính người dân

Đến với nhiều xã, thôn của tỉnh Quảng Ninh trong những ngày này có thể thấy rõ bộ mặt nông thôn đã đổi thay đáng kể. Nhà nhà cùng thi đua xây dựng đời sống văn hóa, cùng hiến đất mở rộng đường giao thông, tăng gia sản xuất để thêm thu nhập, nâng cao đời sống. Bên cạnh những con đường mới được nâng cấp, mở rộng, nhiều ngôi nhà cao tầng đã mọc lên, tô thêm mảng màu tươi sáng của làng quê. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã thực sự thổi luồng sinh khí mới đến những vùng quê của tỉnh, mang lại niềm vui cho người dân khi đời sống được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.

Theo báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Hiện nay, tất cả 100% các xã đã đạt chuẩn về tiêu chí quy hoạch nông thôn mới; 100% số xã có đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 100% hạ tầng điện đạt chuẩn; thu nhập bình quân khu vực nông thôn ước đạt 37 triệu đồng/người/năm…

Đặc biệt, hưởng ứng phong trào thi đua “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” và công tác huy động nguồn lực, qua 3 năm (2016-2018), các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn đã góp trên 1.570 tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, đầu tư vốn phát triển sản xuất, xây dựng, chỉnh trang đường làng ngõ xóm, nhà ở, quy hoạch lại ruộng vườn gọn gàng ngăn nắp, tạo cảnh quan môi trường, xanh, sạch đẹp.

quang ninh suc song moi tu nong thon moi
Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả rõ rệt, được người dân tích cực hưởng ứng tham gia. (Nguồn: quangninh.gov.vn)

Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến cơ sở đã có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình mới, chuyển hướng chỉ đạo theo hướng từ “lượng sang chất”; tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ nhà ra ngõ, từ thôn lên xã, huyện.

Để nâng cao thu nhập cho người dân, thời gian qua các địa phương đã quan tâm lập quy hoạch 18 vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, phát triển sản phẩm có lợi thế địa phương, các vùng sản xuất lớn theo hướng sản xuất hàng hóa được hình thành. Bước đầu đã thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là thu hút được các tổ chức quốc tế, tập đoàn kinh tế lớn tìm hiểu và đầu tư vào phát triển nông nghiệp trên địa bàn.

Phát huy kết quả đạt được, giai đoạn 2018-2020, Quảng Ninh chủ trương từ tỉnh đến cơ sở sẽ tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ nhà ra ngõ, từ thôn lên xã, huyện; xác định rõ hơn vai trò chủ thể của người dân trong việc bàn và quyết định các nội dung nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng lợi”.

Mục tiêu mà Quảng Ninh đề ra là xây dựng nông thôn theo hướng thực chất và nâng cao; xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch; hài hòa giữa phát triển nông thôn mới đô thị xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa, dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng an ninh, trật tự xã hội ổn định.

Năm 2018, tỉnh tập trung chỉ đạo 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017 triển khai xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí ban hành tại Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 của UBND tỉnh; phấn đấu có thêm ít nhất 100 thôn xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và có thêm 1.000 hộ tham gia xây dựng “vườn mẫu”. Tiến tới giai đoạn 2019-2020, toàn tỉnh có 50% số thôn đạt chuẩn khu dân cư (thôn) nông thôn mới kiểu mẫu và 5.000 vườn mẫu đạt chuẩn.

Tiên phong trong chương trình OCOP

Năm 2013, Quảng Ninh là địa phương tiên phong triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) với mục tiêu phát triển các tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm có lợi thế địa phương; thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất”; tăng thu nhập cho người dân.

Ngay khi bắt tay vào triển khai, từ tỉnh đến các địa phương đã chủ động thành lập Ban Điều hành OCOP; triển khai các dự án phát triển sản xuất, tổ chức hội thi đánh giá và phân hạng sản phẩm; tổ chức thi thiết kế logo, bao bì sản phẩm; quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm và điểm bán hàng OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; đăng ký bảo hộ cho 28 sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh…

Đến hết quý II/2018, tỉnh đã có tổng số 139 đơn vị tham gia chương trình OCOP, có 131 sản phẩm OCOP đạt sao và đã có 85% sản phẩm đạt sao được dán tem, 62 sản phẩm OCOP được triển khai cấp quyền sử dụng nhãn hiệu OCOP-QN.

Bên cạnh đó, hàng năm tỉnh tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh. Điển hình như Hội chợ OCOP Quảng Ninh Xuân 2018 với 197 gian hàng, thu hút 49.000 lượt người tham quan trong 5 ngày, doanh thu bán hàng đạt gần 10 tỷ, tăng 140% so với Hội chợ OCOP Quảng Ninh Hè 2017.

quang ninh suc song moi tu nong thon moi
Người dân mua bán tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh lần thứ VI - năm 2018 (Nguồn: Báo Quảng Ninh)

Triển khai Đề án OCOP giai đoạn 2017-2020, Quảng Ninh đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm đưa Chương trình OCOP trở thành một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới, đưa tỉnh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp vào năm 2020.

Theo đề án giai đoạn 2017- 2020, năm 2018 lấy chủ đề là “Tiêu chuẩn chất lượng” với mục tiêu là 100% lãnh đạo các tổ chức kinh tế tham gia OCOP được đào tạo, tập huấn về công tác quản lý chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm; 100% đơn vị cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch bố trí các vùng sản xuất tập trung phục vụ cho phát triển sản xuất sản phẩm OCOP...

Tiếp nối những thành công của các Tuần kết nối tiêu dùng sản phẩm OCOP năm 2017, Tuần kết nối tiếp tục được tổ chức trong năm 2018 là một trong những hoạt động cụ thể hóa các mục tiêu của Chương trình OCOP giai đoạn 2017 - 2020. Đây là hoạt động thiết thực kết nối các nhà sản xuất OCOP tỉnh với các kênh tiêu thụ sản phẩm, định hướng phát triển hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng ra thị trường nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm OCOP Quảng Ninh và nông sản nói chung.

Kết quả trong triển khai Chương trình OCOP của Quảng Ninh đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá là cách làm rất đúng đắn, được Chính phủ khuyến khích nhân rộng ra toàn quốc.

Tác giả bài viết: Phong Nhi

Nguồn tin: baoquocte.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay31,525
  • Tháng hiện tại256,673
  • Tổng lượt truy cập85,163,709
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây