Khắp nơi thi đua sáng kiến
Đối với các ngành, các tổ chức chính trị- xã hội tập trung chủ yếu vào công tác tuyên truyền vận động thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn... gắn với cuộc vận động “Quảng Trị chung sức xây dựng NTM”.
Ủy ban MTTQVN tỉnh với các phong trào “Tuần lễ chỉnh trang nông thôn”, Hội Nông dân tỉnh với các phong trào thi đua “Sản xuất giỏi”,“Cải tạo vườn tạp”. Hội LHPN tỉnh tập trung trọng tâm vào các phong trào: “5 không 3 sạch”, “Đỡ đầu hộ nghèo”, “Cho vay vốn phát triển sản xuất”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, Đoàn TNCS HCM triển khai xung kích trên một số lĩnh vực “thu gom rác thải”, “con đường thanh niên xây dựng NTM”...
Kinh tế vườn tạo thu nhập đều đặn cho nông dân Quảng Trị
Các đơn vị của ngành NN-PTNT tổ chức thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình, dự án của đơn vị vào nhiệm vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn và cử cán bộ trực tiếp giúp cơ sở triển khai thực hiện chương trình.
Điển hình như Chi cục Phát triển nông thôn với phong trào thi đua “Tuyên truyền, tập huấn, đưa thông tin về tận thôn/bản”;
Chi cục Thúy, Chi cục Bảo vệ thực vật với mục tiêu “Hiệu quả về kinh tế, môi trường, sức khỏe cộng đồng và vệ sinh an toàn thực phẩm”;
Chi cục Lâm nghiệp, Trung tâm Điều tra Quy hoạch thiết kế nông - lâm với phong trào “Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững”,
Chi cục Kiểm lâm với “Phòng chữa cháy rừng”;
Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão với việc “Chủ động, đảm bảo an toàn phòng chống và hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra”;
Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản với việc “Quản lý khai thác và bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản”;
Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư với việc “Triển khai các mô hình khuyến nông - khuyến ngư có hiệu quả cho nông dân”;
Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn với “Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường đến từng địa bàn nông thôn”...
Ở các huyện, thị xã và xã đều có nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM. Không ít địa phương chọn tiêu chí mang tính đột phá nhằm tập trung các nguồn lực để hoàn thiện làm nền tảng thực hiện các tiêu chí khác như huyện Hải Lăng tập trung chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa, chỉ đạo các HTX nông nghiệp thực hiện thêm dịch vụ thu gom rác thải, phát triển các làng nghề.
Huyện Cam Lộ tập trung chỉ đạo di dời mồ mả, quy hoạch nghĩa trang, chỉnh trang nông thôn. Huyện Triệu Phong tập trung thực hiện tiêu chí “Văn hóa nông thôn mới”. Huyện Hướng Hóa tập trung cải tạo vườn cây công nghiệp. Phần lớn các xã điểm của tỉnh lấy tiêu chí giao thông, thủy lợi nội đồng, thu nhập, hộ nghèo... làm điểm xuất phát với mục tiêu về đích vào cuối năm 2015.
Đặc biệt phong trào hiến đất, hiến cây, hiến công đã được mọi người dân hưởng ứng tích cực, có sức lan tỏa rộng khắp các vùng quê, hộ ít cũng hàng chục mét vuông đất, hộ nhiều đến hàng ngàn mét vuông đất.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, toàn huyện Triệu Phong đã có 1.252 hộ dân tự nguyện hiến trên 167.800 m2 đất, trên 13.000 ngày công với tổng trị giá 1,4 tỷ đồng và gần 4.770 triệu đồng tiền mặt để xây mới và tu sửa kênh mương thủy lợi, xây dựng các công trình phục vụ dân sinh và chỉnh trang nông thôn.
Tại xã Hải Lệ, TX Quảng Trị, nhân dân các thôn tự nguyện hiến hơn 7.000 m2 đất để mở đường giao thông nông thôn. Ở xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh nhân dân toàn xã đã tự nguyện hiến 48.702 m2 đất, giải toả 20.000 m bờ rào, 2.650 cây lâu năm, với tổng trị giá trên 3.221 triệu đồng, huy động 1.330 ngày công và 96 triệu đồng bằng tiền mặt để xây dựng 10 km đường liên thôn.
Nhân dân xã Cam An, huyện Cam Lộ đã đóng góp 1.234 triệu đồng, 1.150 ngày công và có nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất, hiến cây xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn...
Lồng ghép các chương trình, dự án
Trong những năm vừa qua, hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn Quảng Trị có bước phát triển khá nhanh. Các chương trình kiên cố hoá kênh mương, kiên cố hoá giao thông nông thôn, chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn được chú trọng củng cố và mở rộng, đã đưa nhiều công trình vào sử dụng, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh, tăng năng suất cây trồng, đã góp phần tích cực trong việc cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân.
Nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, thực sự làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Kết quả này phải kể đến là nhờ vận dụng tốt chính sách lồng ghép các chương trình, dự án phục vụ phát triển xã hội.
Thời gian qua, cùng với nguồn vốn Trung ương hỗ trợ trực tiếp theo Chương trình MTQG xây dựng NTM, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh phân cấp cho các huyện, thị xã. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành tập trung thống nhất lồng ghép các Chương trình MTQG khác và nhiều chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu cho lĩnh vực nông nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Một góc nhìn về nông thôn Quảng Trị
Đó là các Chương trình MTQG về nước sạch và VSMTNT, việc làm và dạy nghề, giảm nghèo, giáo dục - đào tạo, văn hoá;
Chương trình bảo vệ và phát triển rừng;
Chương trình kiên cố hoá kênh mương;
Chương trình 135 giai đoạn II;
Chương trình hỗ trợ nhà ở, đất ở đất sản xuất và nước sinh hoạt (Quyết định 134 kéo dài);
Chương trình đầu tư củng cố đê biển;
Vốn lồng ghép dự án chống lũ cho vùng trũng Hải Lăng;
Đến nay, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn hằng năm cho vay được tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn so với tổng dư nợ. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh, đến 31/12/2012 dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp là 4.123 tỷ đồng, chiếm 41,5%% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh và ước đến hết năm 2013 dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp là 4.800 tỷ đồng, chiếm 43% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh. |
Chương trình kiên cố hoá hoá giao thông nông thôn và các chương trình liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Chương trình sắp xếp bố trí ổn định dân cư;
Chương trình phát triển giống thuỷ sản; dự án bảo vệ và phát triển rừng; Chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư...
Chỉ tính riêng trong 2 năm 2011-2012, tổng vốn lồng ghép các chương trình trên địa bàn đạt gần 159 tỷ đồng.
Vốn tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng được Ðảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dòng vốn tín dụng ngân hàng chảy vào khu vực nông nghiệp, nông thôn đã được khơi thông, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân...
Để phát triển bền vững
Để đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu cũng như sự bền vững của công cuộc xây dựng NTM, Sở NN-PTNT Quảng Trị đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định 1817, ngày 9/10/2013 phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Đây là cơ sở để triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM một cách bền vững trong thời gian đến.
Theo tôi nên tập trung hơn nữa công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và cán bộ công chức về nội dung và quá trình triển khai thực hiện chương trình.
Chú trọng huy động nguồn lực cho chương trình để thực hiện một số việc như: tăng cường chỉ đạo và hướng dẫn về cơ sở; đầu tư vào các công trình hạ tầng thiết yếu để làm thay đổi bộ mặt nông thôn; tập trung chỉ đạo và hỗ trợ sản xuất theo quy hoạch kết hợp bảo vệ an sinh, môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo và tổng kết.
Theo đó, ngân sách nhà nước nên tập trung đầu tư vào các lĩnh vực mà khả năng thu hồi vốn không cao hoặc không thể huy động đầu tư tư nhân như các dự án về cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội tại các vùng dân cư chưa phát triển, vùng đặc biệt khó khăn, công trình thủy lợi, di dân khẩn cấp, đầu mối... Những dịch vụ công cần sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước như kiểm soát dịch bệnh, quản lý rủi ro thiên tai.
Ngoài ra, cần tăng cường mạnh mẽ ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, nâng cao dân trí nông dân. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao nhất các nguồn lực trong xã hội, kể cả huy động vốn ODA và FDI đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và nông dân, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
(*): Tác giả hiện là Chi cục trưởng Chi cục PTNT- Phó VPĐP Chương trình MTQGXD NTM Quảng Trị
Nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;