Học tập đạo đức HCM

Cấp bách hỗ trợ bệ đỡ nông nghiệp

Thứ sáu - 01/11/2013 02:43
Hôm qua (31.10), Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2013 và 3 năm (2011-2013). Vấn đề người nông dân gặp khó khăn; hỗ trợ mạnh hơn cho tam nông tiếp tục được xới lên tại nghị trường.
Tái cơ cấu triệt để, mạnh mẽ hơn

Bên cạnh ghi nhận nhiều ý kiến mổ xẻ về tình hình kinh tế với những vấn đề nóng như doanh nghiệp vẫn khó khăn, tăng trưởng thấp và lần đầu tiên trong nhiều năm hụt thu ngân sách, không ít ý kiến bức xúc trước vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cải thiện cấp bách bệ đỡ của nền kinh tế, đồng thời tháo gỡ những khó khăn đã kéo dài quá lâu gây bức xúc trong đời sống người nông dân, một bộ phận chiếm 70% dân số.

Đại biểu Hoàng Đăng Quang (Quảng Bình) cho rằng: “Trong điều kiện kinh tế khó khăn đề nghị vẫn phải tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Tái cơ cấu nông nghiệp một cách triệt để tạo thế mạnh đột phá cho nông nghiệp, nông thôn để cứu nền kinh tế”. Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thanh Hùng (Đồng Tháp) cũng nhất trí cho rằng: Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn xuất hiện những khó khăn, bất lợi hơn so với nhiều năm trước, chẳng hạn: Đầu tư xã hội vào lĩnh vực này sụt giảm, thiên tai khó khăn khiến thu nhập của nông dân sụt giảm. 

“Nếu không có giải pháp cấp bách, kịp thời thì sẽ bỏ mất thời cơ. Do đó đòi hỏi cần phải có chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trước mắt, cần rà soát cơ chế chính sách, tập trung tháo gỡ điểm nghẽn là các HTX và các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản. Nếu chỉ dựa vào các cá nhân thì không tạo ra được thị trường” - đại biểu Hùng nhấn mạnh.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nhận định: Về sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, hoạt động sản xuất thời gian qua chậm lại, tốc độ tăng trưởng ngày càng yếu, kinh tế hộ gia đình bộc lộ nhiều khuyết điểm, giá đầu vào cao, đầu ra giảm, sản xuất không có lãi, sản phẩm của VN trên thị trường kém cạnh tranh, tình trạng người nông dân bỏ ruộng ra thành phố ngày càng nhiều. 

Đại biểu này cho rằng, Chính phủ cần ưu tiên đầu tư hơn nữa để phát triển nông nghiệp và nông thôn, nâng cao giá trị nông nghiệp, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, có cơ chế phù hợp, giải quyết đầu ra cho nông lâm sản… “Chính phủ cần có các biện pháp, chính sách hỗ trợ hơn nữa để tăng niềm tin cho người dân và ổn định phát triển kinh tế, xã hội” - đại biểu Trần Ngọc Vinh kiến nghị.

Lo ngại lòng dân bất an

Thể hiện sự tán thành cao với phương hướng, nhiệm vụ Chính phủ đề ra trong năm 2014, đặc biệt là 2 chỉ số quan trọng: Tăng trưởng GDP khoảng 6% và lạm phát mục tiêu là khoảng 7%, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) nhấn mạnh sự đồng tình với việc chuyển từ kiềm chế lạm phát sang kiểm soát lạm phát mục tiêu. Trên cơ sở thống nhất với mục tiêu và giải pháp năm 2014-2015, đại biểu Phạm Quang Khải (Bà Rịa-Vũng Tàu) thì cho rằng Chính phủ và Quốc hội cần có những giải pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo điều hành.

Tán thành mức bội chi ngân sách 2013 là 5,3%, tuy nhiên đại biểu nhấn mạnh tới việc tìm ra các giải pháp khắc phục bội chi trong những năm tiếp theo. Cho rằng, nhiều vấn đề xã hội hiện nay còn gây bức xúc cho người dân, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nói: Hiện nay nhân dân rất băn khoăn, bức xúc nhiều vấn đề. Thậm chí nhiều vấn đề nhân dân kêu hàng chục năm không ai đứng ra giải quyết. Bộ máy chính quyền đầy đủ từ trên xuống, tàu hút cát chạy rầm rầm suốt ngày đêm, nhân dân kêu thì bảo không tôi đi giám sát không thấy. Đại biểu Thuyền lo lắng: “Nếu chính quyền của chúng ta xuất phát từ dân, vì lợi ích của nhân dân chắc nhân dân không ai chống lại mình”.

Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) khái quát, đời sống văn hóa, xã hội của đất nước vốn có nhiều vấn đề bức xúc, gần đây lại có thêm những sự kiện ngày càng gây thêm bức xúc. Ông Đáng đặt câu hỏi, phải chăng hiện đang xuất hiện những lo ngại mới về lòng dân? Đang có tâm trạng bất an và sự suy giảm niềm tin của người dân với Nhà nước?

Theo đại biểu Đáng, vai trò quản lý của Nhà nước còn mờ nhạt và yếu kém là nguyên nhân chính của tâm trạng xã hội này. Trách dân sao được khi Nhà nước lại thỉnh thoảng ban hành những văn bản pháp quy có những nội dung ngớ ngẩn, trong khi đó còn nợ dân số lượng quá lớn các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát:Thu nhập của nông dân tăng chậm 
 
Năm 2013 do tốc độ tăng tưởng chậm hơn năm 2012, nên thu nhập nông dân có chậm hơn. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, thì nông nghiệp, nông thôn còn nhiều khó khăn, trong đó tốc độ tăng trưởng chậm lại làm ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống nhân dân. Nguyên nhân là do nguồn lực quan trọng giảm đó là đất đai, đất lúa giảm, khiến giảm năng lực sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, số lượng đầu tư cho nông nghiệp tăng chậm, tăng chủ yếu là do tăng năng suất, nhưng phải bù cho phần mất đi, thiệt hại do thiên tai. Chính vì vậy, cần tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, đề án tái cơ cấu ngành theo hướng bền vững. Nhiệm vụ chính là rà soát lại quy hoạch, cơ cấu ngành hàng, dồn lực để làm tốt, điều chỉnh kế hoạch đào tạo, tổ chức sản xuất, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, đồng thời đẩy mạnh đàm phán. 
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập450
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại869,461
  • Tổng lượt truy cập92,043,190
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây