Học tập đạo đức HCM

Quỹ TDND Vũ Vinh Góp phần khởi sắc diện mạo nông thôn

Thứ bảy - 29/06/2013 23:42
Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) Vũ Vinh (Vũ Thư) được thành lập vào tháng 10/1995. Trải qua 18 năm hình thành và phát triển, đến nay Quỹ đã có nhiều đóng góp cho sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ cũng như phát triển ngành nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Ngày mùa trên đồng ruộng Vũ Vinh (Vũ Thư). Ảnh: Ngọc Trâm
Trước những biến động phức tạp của thị trường, số lượng thành viên của Quỹ vẫn không ngừng gia tăng. Thời gian đầu mới có 70 thành viên, đến nay Quỹ đã có 2.120 thành viên. Từ địa bàn xã Vũ Vinh sau đó mở rộng phạm vi hoạt động tại xã Việt Thuận. Tính đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động của Quỹ đạt 46 tỷ 100 triệu đồng. Trong đó, huy động tiết kiệm là 41 tỷ 500 triệu đồng, vốn tự có 2 tỷ đồng, số còn lại vay Quỹ TDND Trung ương. So với năm 2011, tổng nguồn vốn huy động năm 2012 đã tăng 25 tỷ 300 triệu đồng. Điều đó khẳng định uy tín và chất lượng hoạt động của Quỹ TDND Vũ Vinh không ngừng được nâng lên. Với nguồn vốn này, Quỹ đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề của các thành viên, giúp thành viên cải thiện đời sống, góp phần thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại Vũ Vinh và Việt Thuận.
Trong quá trình hoạt động, Quỹ luôn làm tốt khâu cân đối vốn, thanh khoản bảo đảm, coi trọng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc độc lập và phân định rõ trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Tổng số dư nợ cho các thành viên vay năm 2012 đạt 39 tỷ 300 triệu đồng, tăng 51,6% so với năm 2011. Áp dụng mức lãi suất linh hoạt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Quỹ đã tạo điều kiện cho nhân dân có nhu cầu được vay vốn để phát triển kinh tế, vừa mang lại lợi ích cho các thành viên vừa góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
Trong suốt 18 năm hoạt động, đến nay Quỹ TDND Vũ Vinh đã phát triển cả về lượng và chất, xây dựng được văn phòng giao dịch có diện tích 50 m2, 1 ô tô chuyên dụng, trang bị 7 máy vi tính, 5 máy in, 2 máy phát điện, 4 két sắt và hệ thống camera chống trộm, đội ngũ nhân viên được bồi dưỡng tốt về tác phong, nghiệp vụ… Giám đốc Lê Viết Đang, Quỹ TDND Vũ Vinh cho biết: “100% số tiền vay đều được các thành viên sử dụng đúng mục đích. Bên cạnh những trường hợp vay vốn nhỏ lẻ để giải quyết khó khăn tạm thời, nhiều thành viên vay vốn để phát triển nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ, xuất khẩu lao động, phát triển ngành nghề thủ công như dệt khăn mặt và mây tre đan mang lại hiệu quả cao”.
Đến nay trên địa bàn 2 xã đã xuất hiện nhiều gương điển hình trong việc sử dụng tốt nguồn vốn của Quỹ để phát triển kinh tế như: anh Phạm Thanh Lân (Bộ La, Vũ Vinh), anh Nguyễn Văn Trường (Thuận An, Việt Thuận)… Hay anh Lê Viết Thức (thôn Bộ La, Vũ Vinh), mặc dù đã nỗ lực hết mình nhưng cái nghèo vẫn đeo đẳng gia đình anh. Năm 2004, anh được Quỹ TDND Vũ Vinh cho vay 30 triệu đồng để đầu tư mua ô tô tải làm phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng. Ban đầu anh chở thuê, phạm vi nhỏ, dần dần anh mở xưởng kinh doanh phục vụ cho các hộ gia đình, các công trình xây dựng trong và ngoài xã. Đến nay, gia đình anh đã xây được ngôi nhà 3 tầng khang trang, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt và nuôi 2 con ăn học trưởng thành. Khi được hỏi về vai trò của Quỹ TDND Vũ Vinh trong việc phát triển kinh tế gia đình, anh Thức chia sẻ: “Gia đình tôi có được như ngày hôm nay phần lớn là nhờ sự giúp đỡ về vốn của Quỹ TDND Vũ Vinh, nếu không có đồng vốn đó vợ chồng tôi biết khi nào mới vươn lên được”.
Trong năm 2013, Quỹ TDND Vũ Vinh hướng tới những mục tiêu cụ thể như đa dạng hóa các dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm bảo đảm cho Quỹ hoạt động uy tín, an toàn, hiệu quả và bền vững. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý, bám sát tình hình kinh tế địa phương để xây dựng kế hoạch tín dụng phù hợp, giúp các thành viên tăng gia sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ cũng như phát triển ngành nghề thủ công truyền thống.
Nguồn:baothaibinh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập434
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm426
  • Hôm nay29,717
  • Tháng hiện tại156,279
  • Tổng lượt truy cập85,063,315
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây