Học tập đạo đức HCM

Quy chế dân chủ đã về tận thôn ở vùng sâu

Thứ ba - 11/02/2014 10:39
Với một xã vùng sâu, vùng xa như xã Tiên Hoàng (huyện Cát Tiên), việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở được chính quyền địa phương chú trọng. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã trở thành phương châm mà mọi người dân đều quan tâm. Nhờ đó, các phong trào khi triển khai đều nhận được sự đồng tình ủng hộ rất cao từ phía người dân.
 
Nhiều tuyến đường từ sức dân đã được xây dựng tại xã Tiên Hoàng
Nhiều tuyến đường từ sức dân đã được xây dựng tại xã Tiên Hoàng
 
Đã thành thông lệ, cứ mỗi thứ 5 hàng tuần, người dân trong xã lại được nghe chương trình phát thanh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật. 20 cụm loa phát thanh đã “phủ sóng” đến tất cả 6 thôn để phục vụ nhu cầu của gần 800 hộ dân trên địa bàn xã Tiên Hoàng. Đây là một trong số những hình thức tuyên truyền hữu hiệu mà UBND xã Tiên Hoàng đã chọn lựa để phổ biến kiến thức pháp luật đến với người dân. Theo nhiều người dân, ban đầu hệ thống loa phát thanh tạo cảm giác khó chịu cho họ khi phát vào buổi sáng sớm. Thế nhưng, lâu dần, loa phát thanh đã trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó, người dân nắm bắt được các chủ trương, chính sách dành cho mình, hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với các chương trình, dự án đang được triển khai trên địa bàn xã. Ông Đinh Xuân Hưng, Chủ tịch UBND xã Tiên Hoàng, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, cho biết: “Nhờ vào hệ thống loa phát thanh mà nhiều chủ trương, đường lối đã đến được với người dân. Nhờ đó, họ đã nắm được các chế độ chính sách, tiêu chí bình xét hộ nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới… để cùng với chính quyền thực hiện cho tốt. Sắp tới, UBND xã sẽ thành lập ban biên tập các chương trình phát thanh của xã để xây dựng nội dung và tuyên truyền theo chủ đề riêng của từng tháng. Ngoài tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh thì đội ngũ cán bộ của các ban ngành, đoàn thể ở cấp thôn còn rất tích cực tuyên truyền tại các buổi sinh hoạt, họp thôn. Những vướng mắc, những việc làm chưa thỏa đáng đều được giải thích cặn kẽ để người dân biết và thông qua”.
 
Theo ghi nhận của UBND xã Tiên Hoàng, từ năm 2012 đến nay, không có ý kiến hoặc đơn thư của bà con về việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng được UBND xã thực hiện tốt và không có đơn thư vượt cấp. Riêng trong năm 2013, UBND xã Tiên Hoàng đã tiếp 30 lượt công dân và tiếp nhận 10 đơn thư. Tất cả ý kiến kiến nghị của người dân và đơn thư thuộc thẩm quyền đều được giải quyết dứt điểm và kịp thời. Theo ông Đinh Xuân Hưng, làm được điều này là nhờ UBND xã đã xây dựng cụ thể Quy chế, nội dung tiếp công dân và phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng cán bộ, công chức xã. Riêng những vấn đề mà ở cấp cơ sở hoặc UBND xã chưa triển khai, tạo khúc mắc trong dân thì người dân có thể gặp và đối thoại trực tiếp với Chủ tịch UBND xã. Đồng thời, lãnh đạo xã cũng thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với người dân thông qua các buổi họp đoàn thể, họp thôn. Chính vì vậy, nhiều khúc mắc và bức xúc của người dân, chủ yếu liên quan đến việc tranh chấp đất đai, cắm mốc lộ giới… đã được giải quyết kịp thời và dứt điểm.
 
Một khi quyền lợi của người dân được đảm bảo đúng và đủ thì nghĩa vụ của họ đối với cộng đồng xã hội cũng được thực hiện rất tốt. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy tại xã Tiên Hoàng thông qua việc xây dựng đường giao thông nông thôn. Khác với nhiều nơi, tại xã Tiên Hoàng, không chỉ những người trực tiếp hưởng lợi từ con đường mới đóng góp tiền, mà tất cả các hộ dân trong toàn xã cũng chung tay đóng góp. Vì vậy, “gánh nặng” về kinh phí làm đường đã giảm đi rất nhiều. Nhiều tuyến đường đã “vươn” tới những vùng khó khăn nhờ chủ trương cả xã cùng đóng góp. Trong năm 2013, xã Tiên Hoàng đã vận động hơn 600 triệu đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn. Đối với những hộ trực tiếp hưởng lợi thì đóng 3 triệu đồng/hộ, còn tất cả những hộ dân trên địa bàn xã đóng góp 280 ngàn đồng/hộ. Bản thân cán bộ công chức trong xã gương mẫu, đóng góp thêm kinh phí ngoài phần mà gia đình mình đã đóng góp. Điều này đã tạo lòng tin trong dân và sức lan tỏa ngày càng lớn. Ông Bùi Đức Bốn, Thôn trưởng thôn 2 (xã Tiên Hoàng), chia sẻ: “Khi xã triển khai phương án làm đường thì chúng tôi mời người dân đến họp và giải thích chủ trương đóng góp cho bà con hiểu và bà con đồng tình rất cao. Khi làm tuyến đường liên thôn 2 – thôn 3 với kinh phí khoảng 1 tỷ đồng, ngoài phần đối ứng vốn 70% của Nhà nước, thì có 18 hộ trực tiếp sống ở mặt đường đóng 3 triệu đồng/ hộ; 63 hộ còn lại trong thôn đóng 280 ngàn đồng và phần còn lại do người dân trong toàn xã đóng góp. Nhờ vậy mà tuyến đường đã nhanh chóng được hoàn thành”. Ngay cả việc thực hiện đường liên xóm (100% vốn do dân đóng góp) cũng được người dân đồng thuận rất cao. Đơn cử như khi làm một tuyến đường liên xóm của thôn 3, chỉ trong một ngày, người dân đã chủ động đến nộp với tổng số tiền thu được hơn 100 triệu đồng.
 
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Huyện ủy Cát Tiên đã xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực của cán bộ, đảng viên và hội viên. Điều này đã góp phần làm cho Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng lan rộng đến tất cả các xã trên địa bàn huyện. Trong đó, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của xã Tiên Hoàng đã thực hiện tốt nhất nhiệm vụ này và được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng Bằng khen.
 
Đông Anh
Nguồn: baolamdong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập549
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm548
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại839,109
  • Tổng lượt truy cập92,012,838
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây