Học tập đạo đức HCM

Ra quân đánh bắt xa bờ và bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc

Thứ hai - 10/02/2014 19:11
Ngày 10/2 (tức mùng 11 tháng Giêng Giáp Ngọ 2014), xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã tổ chức lễ ra quân đánh bắt xa bờ và bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc.
Bình Chánh là một xã ven biển của huyện Bình Sơn, hiện có 104 tàu cá, hằng năm đánh bắt khoảng 3.500- 4.000 tấn hải sản, giải quyết việc làm cho trên 2.500 lao động.  Xã Bình Chánh là địa phương có truyền thống bám biển, ngư dân có kinh nghiệm lâu năm về đánh bắt hải sản xa bờ, nhất là hành nghề câu mực khơi ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và DK1. Kinh tế biển chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế của xã, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tạo thu nhập và xoá đói giảm nghèo ở địa phương. 
 
 
Ngày 09/2 (tức mùng 10 tháng Giêng Giáp Ngọ), làng Chài Cù lao Mỹ Tân (xã Bình Chánh) đã tổ chức Lễ hội cầu ngư và giỗ thần Nam Hải. Tại Lễ, đã có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc, hấp dẫn như múa gươm, múa chèo, hát Bã trạo nêu bật ý chí, tinh thần phấn đấu vượt qua phong ba bão táp, tích cực bám biển lao động sản xuất của ngư dân. 
 
Từ mùng 3 Tết Giáp Ngọ đến nay, các địa phương ven biển Quảng Ngãi và đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng đã tổ chức Lễ hội cầu ngư, giỗ thần Nam Hải và ra quân đánh bắt hải sản đầu năm. 
 
Tục thờ cúng cá Ông, còn gọi là thần Nam Hải, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cá của người Việt các tỉnh Bắc bộ. Trong dòng chảy lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng cá Ông được củng cố bởi vương triều nhà Nguyễn. Trong nhiều thế kỷ, các triều đại đã ban sắc phong cho thần Nam Hải, chính thức công nhận tục thờ cúng cá ông tại các làng chài dọc ven biển miền Trung. Lăng Ông luôn được làng chài thờ cúng quanh năm. Và, đặc biệt vào mùa xuân, hay mùa thu hằng năm, Lễ hội cúng cá Ông theo nghi lễ truyền thống rất trang trọng. Hiện nay, nhiều làng chài ven biển Quảng Ngãi vẫn còn lưu giữ các sắc phong thần này.
 
Trong nghi lễ, chủ tế sẽ thực hiện các nghi lễ cúng cá ông; tư văn đọc văn tế ca ngợi công đức cứu giúp dân chài thoát nạn trên biển… Sau nghi lễ cúng, đội gươm, chèo làng chài múa hát Bả trạo. Đây là hình thức diễn xướng dân ca. Các điệu múa và hát Bả trạo khắc họa phong tục tập quán của vạn chài, những hiểm nguy của ngư dân trước sóng dữ ngoài biển đông, và để tạ ơn thần Nam Hải cứu giúp khi ngư dân gặp nạn.  
 
Theo truyền thuyết, cá Ông vốn hóa thân từ những mảnh áo cà sa của Phật Bà Quan Âm quăng xuống biển để cứu vớt sinh linh bị chìm đắm. Truyền thuyết về cá Ông còn được gắn với những ngày đầu lập quốc của vua Gia Long Nguyễn Ánh: Khi bị quân Tây Sơn truy đuổi, thủy quân của Nguyễn Ánh tháo chạy ra biển và gặp phải sóng to gió lớn, trong lúc nguy khốn bỗng có một con cá Ông to lớn ghé đưa thuyền vào bờ. Sau này khi thắng quân Tây Sơn và lên ngôi vua, nhớ ơn cứu mạng, Nguyễn Ánh đã phong tặng cá Ông là Nam Hải Đại tướng quân và cho dân lập miếu thờ cúng, tín ngưỡng cá Ông…
 
 
Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, Lễ hội cầu ngư, thờ cúng cá Ông là một hiện tượng văn hóa dân gian tiêu biểu của cộng đồng ngư dân ven biển, đặc biệt là ven biển Nam Trung bộ. Lễ hội cúng cá Ông có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân, đặc biệt là ngư dân các làng vạn chài. 
 
Lễ hội cúng cá Ông được củng cố trong cộng đồng cư dân ven biển Quảng Ngãi cũng như ở miền Trung nhờ 2 yếu tố. Thứ nhất là yếu tố tâm linh, nhiều ngư dân thấy thực tế đi biển gặp hoạn nạn. Đồng thời được củng cố tín ngưỡng thờ cá Ông qua các triều đại vua. Lễ hội còn là sự cố kết cộng đồng, không chỉ là nơi cá ông lụy mà còn vạn chài ở các làng lân cận cùng chung tay góp sức lo các việc nghi lễ, cùng tham gia vào tế tự, trò diễn dân gian khác tạo nên sự cố kết cộng đồng. Qua lễ hội, các giá trị truyền thống được trao truyền, bảo lưu .
 
Lễ hội cầu ngư đã trở thành Lễ hội văn hoá dân gian truyền thống của bà con ngư dân mỗi khi Tết đến, Xuân về của của ngư dân địa phương. Nhằm gửi gắm ước nguyện thiêng liêng và cầu cho quốc thái dân an, biển thuận gió hoà, cầu mong cho mỗi chuyến ra khơi được an toàn, mạnh khoẻ, chắc tay chèo tay lái, đánh bắt hải sản bội thu; qua đó còn nhắc nhở bà con cùng nhau đoàn kết khi khai thác trên biển và chung tay xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp hơn...
 
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,200,355
  • Tổng lượt truy cập88,555,425
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây