Học tập đạo đức HCM

Sản lượng lúa đông xuân 2015-2016 giảm mạnh

Thứ hai - 22/02/2016 22:27
Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức từ cơ quan chuyên môn, nhưng với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp thì dự báo sản lượng vụ lúa đông xuân 2015-2016 của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ giảm rất mạnh.

Theo ngành nông nghiệp một số tỉnh ĐBSCL và bà con nông nông dân, năng suất lúa vụ đông xuân 2015-2016 sụt giảm từ 1,5-2 tấn/héc ta so với cùng kỳ, nhưng đại diện Cục Trồng trọt cho rằng điều này không thể xảy ra. Trong ảnh là nông dân huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đang thu hoạch lúa đông xuân 2015-2016. Ảnh: TL

Trao đổi với TBKTSG Online hôm nay 22-2, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hậu Giang, cho biết vụ đông xuân 2015-2016, toàn tỉnh xuống giống được 79.000 héc ta, nhưng năng suất thu hoạch giảm rất mạnh. “Nếu vụ đông xuân năm ngoái nông dân thu hoạch được 10 tấn/héc ta (lúa tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp), thì năm nay chỉ còn 9 tấn/héc ta thôi, tức giảm khoảng 1 tấn/héc ta so với năm ngoái”, ông Đồng nói.

Theo ông Đồng, như vậy với 79.000 héc ta đã xuống giống trong vụ đông xuân này, thì tổng sản lượng lúa sụt giảm do năng suất giảm của Hậu Giang là khoảng 79.000 tấn.

Lý giải nguyên nhân khiến năng suất lúa vụ đông xuân này sụt giảm mạnh, ông Đồng cho rằng, thứ nhất do thời tiết nắng nóng kéo dài, không thích hợp cho lúa phát triển; thứ hai, nước lũ năm nay thấp, cho nên dẫn đến thiếu phù sa, làm giảm năng suất.

Trong khi đó, ông Huỳnh Kim Hải, một nông dân sản xuất hơn 8 héc ta lúa, ngụ tại khóm 3, thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, cho biết so với vụ đông xuân 2014-2015, thì vụ đông xuân này, với cùng một giống lúa, cùng một diện tích sản xuất, nhưng năng suất thu hoạch của bà con nông dân trong vùng giảm khoảng 1,5-2 tấn/héc ta (tùy hộ).

Riêng đối với trường hợp của ông Hải, năng suất lúa tươi thu hoạch trong vụ đông xuân này chỉ đạt chưa tới 8 tấn/héc ta so với mức trên 9 tấn/héc ta của vụ đông xuân năm ngoái.

Theo ông Hải, ông không biết rõ nguyên nhân tại sao năng suất lúa năm nay lại sụt giảm mạnh như vậy. Tuy nhiên, có hai diễn biến khác thường hơn so với năm ngoái, đó là: thứ nhất, vụ đông xuân năm ngoái lúa trúng, thì vào thời điểm trước Noel xuất hiện vài đợt lạnh, còn năm nay không có đợt lạnh nào; thứ hai, là nước lũ năm nay không lên đồng.

Tương tự, tại các huyện Cái Bè và Cai Lậy của tỉnh Tiền Giang, qua trao đổi trực tiếp với bà con nông dân sản xuất lúa nơi đây, cho thấy với cùng một diện tích sản xuất, cùng một giống được gieo sạ, nhưng năng suất thu được trong vụ đông xuân 2015-2016 giảm khoảng 1,5-2 tấn/héc ta so với cùng kỳ năm ngoái.

Chưa có số liệu thống kê chính thức về tổng sản lượng lúa sụt giảm do năng suất giảm từ các cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, diện tích được xuống giống trong vụ đông xuân năm nay là hơn 1,5 triệu héc ta và nếu trừ ra hơn 100.000 héc ta diện tích bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn trong vụ đông xuân 2015-2016 như công bố của Bộ NN&PTNT, thì diện tích sản xuất còn lại trong vụ đông xuân 2015-2016 là khoảng 1,4 triệu héc ta (lấy số tròn). Nếu lấy năng suất lúa sụt giảm như ở một số địa phương đã nêu để làm cơ sở tính toán, thì sản lượng trong vụ đông xuân này có thể giảm đến 1,4 triệu tấn so với vụ đông xuân năm ngoái, đó là chưa kể phần thiệt hại năng suất của hơn 100.000 héc ta do hạn, mặn.

Về năng suất lúa đông xuân này sụt giảm, ông Lê Thanh Tùng, Phó phòng Cây lương thực-thực phẩm của Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN&PTNT, nói với TBKTSG Online qua điện thoại rằng tới giờ này ông chưa có thông tin về sản lượng lúa vụ đông xuân này sụt giảm bao nhiêu. “Có thể tuần sau tôi đi khảo sát ở một vài nơi mới có đánh giá chi tiết, chứ giờ tôi chưa có thông tin”, ông Tùng nói. Tuy nhiên, theo ông Tùng, chắc chắn sẽ không có chuyện năng suất lúa sụt giảm đến 2 tấn/héc ta.

“Về mặt cơ sở khoa học, thành phần năng suất được cấu thành bởi 4 yếu tố là: số bông trên một mét vuông; số hạt trên bông; trọng lượng của 1.000 hạt và số hạt chắc trên bông. Những biến đổi của xâm nhập mặn, ngộ độc hữu cơ, dịch hại…, thì có thể làm suy giảm năng suất, nhưng bao nhiêu phần trăm còn tùy vào mức độ phòng trị của người nông dân, chứ còn nếu không có bất cứ đối tượng nào gây hại mà lại suy giảm 2 tấn/héc ta là chuyện không thể xảy ra”, ông Tùng khẳng định.

theo Saigon Times

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập382
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại865,301
  • Tổng lượt truy cập92,039,030
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây