Học tập đạo đức HCM

Sau 2 năm, nợ đọng xây dựng cơ bản xây dựng nông thôn mới đã giảm 70%

Thứ sáu - 11/05/2018 10:58
Từ mức 15.000 tỷ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới vào đầu năm 2016 thì tới nay, số này đã giảm 70%, chỉ còn hơn 4.900 tỷ đồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có báo cáo đầy đủ đánh giá kết quả thực hiện năm 2017 và dự kiến một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới năm 2018. Báo cáo cũng cập nhật nhiều số liệu cho tới hết quý I/2018.

Theo đó, đến hết ngày 31/1/2018, toàn quốc đã có 26/63 tỉnh không nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Trong đó, năm 2017 có thêm 11 địa phương báo cáo đã xử lý hết nợ. Đến nay, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản còn khoảng 4.943 tỷ đồng (giảm 10.284 tỷ so với thời điểm 31/01/2016; giảm 4.872 tỷ so với thời điểm ngày 31/1/2017).

Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu một số tỉnh có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, nhưng kết quả xử lý còn chậm, nhất là các địa phương tự cân đối ngân sách như tỉnh Vĩnh Phúc, TP. Hải Phòng.

Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả toàn diện

Về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nói chung, tới nay cả nước có 3.289 xã (36,84%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (mục tiêu là 31%); có 50 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Cả nước còn 121 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 136 xã (vượt mục tiêu năm 2017 giảm số xã dưới 5 tiêu chí xuống dưới 150 xã). Bình quân tiêu chí/xã đạt 14,25 tiêu chí, vượt mục tiêu đạt 14 tiêu chí.

Góp phần có được kết quả này, cả nước đã huy động được khoảng 269.561 tỷ đồng để thực hiện Chương trình. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương: 8.000 tỷ đồng (3,0%). Vốn ngân sách địa phương: 33.887 tỷ đồng (12,6%), trong đó, 51 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đã bố trí được khoảng 19.528 tỷ đồng. Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác là: 38.076 tỷ đồng (14,1%). Vốn tín dụng: 158.420 tỷ đồng (58,8%). Vốn doanh nghiệp đóng góp là 12.218 tỷ đồng (4,5%). Nhân dân và cộng đồng đóng góp 18.959 tỷ đồng (7%).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dẫn số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, từ năm 2011-2017, cả nước đã hoàn thành một khối lượng đường giao thông gấp hơn 5 lần của giai đoạn 2001-2010, có 99,4% tổng số xã trên cả nước có đường ô tô đến trung tâm xã, đặc biệt ở những địa bàn vùng núi cao, địa hình phức tạp (Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An...).

Tính chung về tiêu chí giao thông, 4.850 xã đã đạt (54,3%), 7.611 xã đạt tiêu chí thủy lợi (đạt 85,3%), 4.983 xã đạt tiêu chí trường học (đạt 55,8%), 4.681 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (đạt 52,4%), 6.330 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư (đạt 70,9%)…

Trong tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, các địa phương đã tập trung đầu tư và đã phát triển được khoảng 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, dần hình thành được một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, trong đó, đã có 744 chuỗi nông sản an toàn.

Tỉnh Đồng Nai hiện có khoảng 11.000 ha xoài, hơn 3.800 ha bưởi da xanh; huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang có 16.300 ha vải thiều; Hưng Yên có khoảng 4.000 ha nhãn; huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình có khoảng 2.800 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích trồng cam hơn 1.650 ha...); mô hình cây vụ đông có giá trị cao đạt 300-400 triệu đồng/ha (Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình,...); phát triển các mô hình nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp sạch theo quy trình chuẩn, hình thành chuỗi liên kết (Hà Nam, Hà Nội, Bắc Giang, Hòa Bình, Lâm Đồng, Vĩnh Long,...); mô hình nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái (Quảng Ninh, Ninh Bình, TP. Cần Thơ, Sơn La, Lao Cai, Bắc Kan, Thừa Thiên - Huế,...) mô hình liên kết trồng cây dược liệu (Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hóa,...), mô hình làng hoa, làng nghề gắn với du lịch Homestay (Hà Giang, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Tháp,...)...

Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, hiện nay, cả nước có khoảng 4.823 sản phẩm đặc sản cấp xã, huyện có lợi thế, trong đó mới có 1.086 sản phẩm (khoảng 22,52%) có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chất lượng; có 695 (14,4%) sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Tính tới hết năm 2017, cả nước có 62,3% số xã đạt tiêu chí thu nhập (tăng 2,8%), 58,5% số xã đạt chuẩn tiêu chí giảm hộ nghèo (tăng 7,8%), 94,8% số xã đạt tiêu chí lao động có việc làm (tăng 5,3%). Riêng tiêu chí tổ chức sản xuất, cả nước có 71,2% số xã đạt (giảm 5,1% do rà soát lại theo yêu cầu mới của Bộ Tiêu chí quốc gia).

Cả nước đã có 4.795 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm (đạt 53,7%, tăng 6,3%; 76,7% số xã đạt tiêu chí văn hóa, tăng 7,4% so với cuối năm 2016.

Tuy nhiên, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền còn khá lớn, cụ thể: Vùng đồng bằng sông Hồng có 63,33% số xã đạt chuẩn, Đông Nam Bộ là 63,22% thì miền núi phía bắc chỉ đạt15,53%, Tây Nguyên 22,50%, đồng bằng sông Cửu Long 29,43%, duyên hải Nam Trung Bộ 30,87%.

Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng ở một số địa bàn, phức tạp, khó xử lý, trong đó có ô nhiễm nguồn nước ở các tuyến sông, kênh, mương; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản trên phạm vi cả nước có tiến bộ nhưng chuyển biến chưa rõ nét vẫn đang là vấn đề nổi lên được xã hội quan tâm.

Nhanh chóng triển khai Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm”

Thực hiện chương trình, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định mục tiêu tới hết năm nay, cả nước có khoảng 39% số xã (3.500 xã) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng khoảng 5% so với năm 2017, có ít nhất có 54 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Bình quân tiêu chí/xã cả nước tăng thêm tối thiểu 0,5 tiêu chí/xã so với năm 2017; giảm số xã đạt dưới 5 tiêu chí xuống dưới 60 xã.

Để đạt được mục tiêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc phương châm của Ban Chỉ đạo Trung ương: “Chủ động, quyết tâm, sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả”; xác định nhiệm vụ tập trung truyền thông về ý nghĩa, tác động của Chương trình xây dựng nông thôn mới; tiếp tục rà soát, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền hoàn thiện tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình; hướng dẫn và đôn đốc các địa phương triển khai hiệu quả các Đề án xây dựng nông thôn mới đặc thù ở Điện Biên, Lào Cai, Nghệ An...; Đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020 của 4 huyện Hải Hậu, Nam Đàn, Đơn Dương và huyện Xuân Lộc,…

Các bộ, địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; ưu tiên thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch - an toàn; nhanh chóng tổ chức triển khai Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngay trong năm 2018, các địa phương tập trung vào hình thành hệ thống quản lý, điều hành Chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP), ban hành Bộ Tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm; chủ động lựa chọn ít nhất 1 huyện để chỉ đạo thí điểm.

Thành Chung/baochinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập359
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại853,395
  • Tổng lượt truy cập92,027,124
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây