Học tập đạo đức HCM

Sơ kết 3 năm xây dựng xã nông thôn mới: Kỳ vọng từ những đổi thay

Thứ hai - 02/09/2013 09:27
Sau 3 năm (2011-2013) thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn đã có những đổi thay rõ rệt. Từ đây đã có những kỳ vọng về một bộ mặt nông thôn giàu mạnh, phát triển bền vững khi Chương trình cán đích.

Nông thôn mới.

 
Khu trung tâm hành chính xã được xây dựng khang trang.
 
Đúng như tên gọi của nó, hôm nay, trên những nẻo đường thôn xóm, bản làng, thay chỗ cho những con đường nhỏ hẹp, bùn lầy là những tuyến đường bê tông vững chắc, kiên cố. Những ngôi nhà còn nguyên màu ngói mới. Người nông dân hăng say lao động với những mô hình kinh tế cho hiệu quả cao, mà trước đây họ chỉ dám nghĩ mà không dám làm…Và bao trùm lên tất thảy là tinh thần quyết tâm cao độ của toàn tỉnh trong công cuộc xây dựng nông thôn mới giàu mạnh.
 
3 năm với phong trào xây dựng xã nông thôn mới, một chặng đường chưa phải là dài, nhưng với sự quyết tâm, đồng sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, đã đem lại những bước tiến khả quan cho bộ mặt nông thôn.
 
Sau 3 năm thực hiện Chương trình, đến nay các tiêu chí nông thôn mới ở các xã được tăng lên đáng kể. Bình quân chung tiêu chí đạt chuẩn của 206 xã là 5,98 tiêu chí/xã so với cả nước là 6,41 tiêu chí/xã. Theo thống kê, nhóm đạt từ 15-18 tiêu chí có 12 xã, nhóm từ 10-14 tiêu chí có 28 xã, nhóm từ 05-09 tiêu chí có 70 xã, nhóm dưới 05 tiêu chí có 96 xã. Như vậy, một kết quả tuy chưa hẳn là cao, nhưng với Quảng Nam, đó là một sự cố gắng nỗ lực của tập thể nhân dân và chính quyền.Nguyên nhân chủ yếu là từ xuất phát điểm thấp. Quảng Nam là tỉnh nghèo, có điều kiện đặc thù là có cả các xã miền núi, trung du, đồng bằng và hải đảo. Với 20 dân tộc cư trú, có những điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa, lối sống, phương thức sản xuất, phong tục tập quán, tín ngưỡng…khác nhau. Từ đó, đặt ra những yêu cầu khác biệt và thách thức cho công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
 
Trước tình hình đó, Đảng bộ, chính quyền tỉnh nhà đã vạch ra những hướng đi thiết thực, hiệu quả. Ngoài việc chủ động, tranh thủ các cơ chế, chính sách của TW, UBND tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, như: Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi đất màu và kiên cố kênh mương, thực hiện cơ chế khuyến khích dồn điền đổi thửa, hỗ trợ đầu tư cấp nước sạch, đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế vườn- trang trại, thực hiện các chương trình giảm nghèo, quỹ hỗ trợ…Hiện nay, đã có 45 đề án phát triển sản xuất được UBND các huyện phê duyệt. Có khoảng 180 mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, tập trung sản xuất các loại cây, con, sản xuất nông sản hàng hóa đạt giá trị kinh tế cao, như lúa giống, lúa chất lượng cao, cây cao su, dưa, rau, quả, hoa, cây cảnh…phát triển chăn nuôi bò, heo hướng nạc, gà trứng, gà thịt, thủy sản…
 
Bên cạnh đó, công tác dồn điền đổi thửa cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong 3 năm qua, toàn tỉnh đã tiến hành dồn điền đổi thửa hơn 3.000 ha, nâng diện tích dồn điển, đổi thử đất nông nghiệp lên gần 17.000 ha. Đặc biệt, công tác dồn điền, đổi thửa được gắn liền với quy hoạch sản xuất nông sản hàng hóa. Đến năm 2013, có hơn 80 cánh đồng mẫu lớn chuyên sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao. Đây là một hướng đi trọng tâm, lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, xây dựng thành những vùng sản xuất chuyên canh tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa trong quá trình sản xuất. Đồng thời, mối liên hệ giữa nhà nông và các doanh nghiệp được xích lại gần hơn thông qua vai trò của các Hợp tác xã nông nghiệp. Từ đây, việc bao tiêu sản phẩm được giải quyết nhanh gọn, giải tỏa những lo lắng của nhà nông.
 
Nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. (Ảnh: Cơ sở nấm rơm tại xã Bình An, huyện Thăng Bình).
 
Song song với việc phát triển kinh tế nông thôn, lĩnh vực văn hóa- giáo dục cũng theo đó cũng đã có những bước chuyển mạnh mẽ. Tính đến năm 2012, Quảng Nam đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia về Phổ cập giáo dục Trung học sơ sở, với tỷ lệ 100% huyện đạt chuẩn. Theo đánh giá sơ bộ, đến tháng 7/2013, đã có 68 xã đạt tiêu chí giáo dục, trong đó có 30/50 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2015 đạt tiêu chí này. Bên cạnh đó, công tác y tế và chăm sóc sức khỏe có sự phát triển toàn diện, ngày càng đáp ứng được như cầu khám chữa bệnh của người dân. Đến nay, toàn tỉnh đã có 61 xã đạt chuẩn tiêu chí y tế.
 
Đời sống văn hóa của bộ phận cư dân nông thôn cũng thay đổi đáng kể. Những thiết chế văn hóa, bưu điện văn hóa xã được phục hồi, xây mới để tạo điều kiện cho bà con nhân dân sinh hoạt, trau dồi kiến thức, nắm tình hình kinh tế-xã hội. Nhiều phong trào văn hóa được phát động, thực hiện rộng rãi trong toàn dân. Phải kể đến, như phong trào : “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới…Đặc biệt, giờ đây, ngoài công việc đồng áng, sản xuất kinh tế, cư dân nông thôn có thể tranh thủ những lúc nông nhàn để rèn luyện sức khỏe thông qua những đại hội thể dục thể thao cấp cơ sở, đồng thời học các loại nhạc cụ như đàn, sáo, nhị…qua đó góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của cư dân nông thôn và cũng là phương pháp hiệu quả cho việc giữ gìn những giá trị văn hóa của vùng miền.
 
Cần những giải pháp trọng tâm.
 
Theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu 50 xã/206 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 24,3% số xã. Riêng trong năm 2013, xã điểm Tam Phước sẽ hoàn thành 19 tiêu chí. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân của nhóm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 với 11-12 tiêu chí/xã, tăng 3-4 tiêu chí/xã so với năm 2012, số tiêu chí đạt chuẩn bỉnh quân của nhóm xã còn lại với 6 tiêu chí/xã, tăng 2,20 tiêu chí/xã so với năm 2012, số tiêu chí đạt chuẩn bình quân chung của toàn tỉnh vơi 7,30 tiêu chí/xã, tăng 2,50 tiêu chí/xã so với năm 2012. Hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã đối với 16 xã còn lại và 100 % số xã hoàn thành Đề án xây dựng NTM và Đề án phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn.
 
Để đạt những mục tiêu trên, trong thời gian tới, cần đưa ra những giải pháp trọng tâm, thiết thực.
 
Phát biểu tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình xây dựng xã NTM, đồng chí Lê Phước Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh, nêu rõ: “Trước hết, cần đổi mới trong công tác tuyên truyền, vận động về nội dung lẫn hình thức làm cho người dân hiểu và cùng bắt tay với chính quyền tiến hành xây dựng xã nông thôn mới sớm cán đích theo lộ trình đề ra. Đồng thời, huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép nhiều nguồn vốn để thực hiện các kế hoạch xây dựng NTM…”
 
Đồng chí cũng chỉ rõ thêm: “Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của Chương trình là cần có sự gắn kết giữa các ngành với các địa phương, cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, để phong trào xây dựng nông thôn mới thành công tốt đẹp thì vai trò chủ thể của người dân cẩn được nâng cao hơn nữa…”.
 
Cũng theo đồng chí Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, một trong những yêu cầu tiên quyết là củng cố bộ máy ban chỉ đạo cấp cơ sở, kiện toàn bộ máy giúp việc từ tỉnh đến cơ sở. Các Sở, Ban, ngành có liên quan khẩn trương chỉ đạo, rà soát, đánh giá các chỉ tiêu tại 206 xã, lên kế hoạch, lộ trình để đưa các xã hoàn những tiêu chí do mình phụ trách.
 
Bên cạnh đó, tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhiều giải pháp trọng tâm cũng được các đơn vị tham gia kiến nghị đề xuất. Một số giải pháp được chú trọng như: ưu tiên giải quyết các vướng mắc về lập quy hoạch, đề án xây dựng xã nông thôn mới, sớm hoàn thiện tiêu chí này để từ đó tạo tiền đề cho những tiêu chí khác hoàn thành theo lộ trình. Đồng thời, trong thời gian tới, các địa phương cần chú trọng công tác lập đề án phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, tiếp tục dồn điền đổi thử gắn theo hướng sản xuất hàng hóa, kết nối nhà nông với doanh nghiệp, tạo đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản.

Thúy Hằng
Nguồn quangnam.gov.vn

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại739,717
  • Tổng lượt truy cập93,117,381
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây