Học tập đạo đức HCM

Sóc Trăng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 20/09/2016 08:52
Ngày 15/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đã đến làm việc với tỉnh Sóc Trăng về thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, tái cơ cấu nông nghiệp là vấn đề quyết định cho sự phát triển bền vững, nhanh, hiệu quả trong thời gian tới, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nghiêm trọng và tác động chủ quan của con người như hiện nay. ​
 
anh-thoi-su-2a-ngay-159jpg-bo-truong-nn-va-ptnt-1.jpg
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc​
Sóc Trăng.jpg
 
Ông Nguyễn Văn Thể - Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng trình bày những giải pháp xây dựng nông thôn mới
trong điều kiện biến đổ​i khí hậu ngày càng nghiêm trọng 
tại buổi làm việc với Bộ NN&PTNT ngày 15-9
 
 
Ông Nguyễn Văn Thể - Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng cho rằng nông thôn mới là chủ trương hợp lòng dân, người dân rất phấn khởi, vì vậy nhiệm kỳ qua Sóc Trăng dù là tỉnh nghèo nhưng cũng dành nguồn ngân sách nhất định hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới và hiện đã có 21/80 xã trong tỉnh được công nhận xã nông thôn mới.
Ông Thể phân tích: “Tôi thấy không có nhà văn hóa thì không được công nhận xã nông thôn mới. Mà có nhà văn hóa thì phát huy được gì? Một năm họp dân mấy lần? Người dân giải trí có cần đến nhà văn hóa không trong khi bây giờ công nghệ thông tin phát triển, họ có thể xem mọi thứ trên mạng".
"Tôi cho rằng nên xem lại vấn đề này bởi nếu không khéo, chúng ta đổ ra nhiều kinh phí mà không có tác động gì cả. Nên rà soát lại tiêu chí sao cho gọn nhẹ, đưa vào trọng tâm đầu tư thì nông thôn mới mới phát triển được”.
Tuy nhiên ông cho biết vấn đề mà tỉnh lo lắng nhất là “5 năm sau thì liệu 21 xã nông thôn mới có còn là xã nông thôn mới nữa không” vì có thể vướng tiêu chí thu nhập.
Nếu những năm tới biến đổi khí hậu lặp lại như năm 2016 thì nhiều hộ dân sẽ trở nên nghèo hơn, tiêu chí thu nhập của hộ dân vì vậy không đạt chuẩn nông thôn mới.
Những xã nông thôn mới phải hình thành các hợp tác xã để có thể liên kết sản xuất với nông dân trong xã, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã viên để tổ chức sản xuất. Chính phủ cần có cơ chế tài chính hỗ trợ hợp tác xã phát triển bền vững, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho dân.
Thứ hai, do vùng này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, đề nghị Chính phủ có cơ chế ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp đến tạo công ăn việc làm cho người lao động. Những ngành giày da, may mặc chúng tôi rất trân trọng bởi họ sẽ giúp bà con có công ăn việc làm ổn định”, ông Thể nêu giải pháp.
 
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Sóc Trăng là tỉnh nằm cuối nguồn sông Hậu, sản xuất nông nghiệp được xem là sản phẩm chính, do vậy, trước thực trạng nước ngọt từ thượng nguồn đổ về ngày càng ít, mặn xâm nhập mạnh, tình trạng xói lở, sự thay đổi dòng chảy sẽ làm đảo lộn cơ cấu sản xuất truyền thống và đời sống, sinh hoạt của người dân. Vì vậy, Sóc Trăng phải xác định diễn biến này là một thực tế, đồng thời tìm ra biện pháp để khai thác triệt để lợi ích từ quy luật, hoàn cảnh mới hướng tới hạn chế thấp nhất về mặt tiêu cực của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng thiên tai, có như vậy thì mới có phương án thích ứng một các chủ động. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng lưu ý, Sóc Trăng cần rà soát tổng thể, tính toán và quy hoạch lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở cả 3 vùng mặn, lợ, ngọt. Tỉnh cần quy hoạch vùng ngọt tập trung sản xuất lúa chất lượng cao, đảm bảo làm ra sản phẩm ngon, cho giá trị kinh tế. Quan tâm chuyển đổi sản xuất cây ăn trái có giá trị và chăn nuôi nhằm làm giảm áp lực sử dụng nước ngọt trong sản xuất.
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lại sản xuất trên các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới. Sau gần 3 năm thực hiện, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả khả quan, giá trị sản phẩm trồng trọt và thủy sản trên đơn vị diện tích ước năm 2016 đạt 144 triệu đồng/ha, tăng gần 10% so với năm 2013. 

Việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu, đưa màu xuống chân ruộng, nâng cao giá trị lợi nhuận cho nhà nông, phát huy lợi thế, tiềm năng của từng vùng cũng được ngành nông nghiệp, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng quan tâm. Về thực hiện xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh đến nay đã có 23/80 xã nông thôn hoàn thành bộ 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới./. ​
Theo VPĐP TW Tổng hợp
Nguồn: Tuổi trẻ, TTXVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập438
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại859,950
  • Tổng lượt truy cập92,033,679
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây