Học tập đạo đức HCM

Sức bật Thanh Chăn

Thứ năm - 01/05/2014 07:38
Nằm ở phía tây huyện Điện Biên (Điện Biên), Thanh Chăn là một trong 11 xã của cả nước được chọn xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới (NTM). Với sự vào cuộc mạnh mẽ của Đảng ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, sau hơn bốn năm triển khai thực hiện, bộ mặt nông thôn nơi đây đang khởi sắc từng ngày.

Đến Thanh Chăn hôm nay, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước cơ ngơi khang trang của xã. Những con đường trục xã, liên xã, đường thôn, bản đều được bê-tông hóa. Trụ sở xã, trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hóa xã, trường, lớp học, khu thi đấu thể thao được sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới. Theo thống kê, năm 2009, thu nhập bình quân của người dân chỉ đạt 6,9 triệu đồng, hạ tầng cơ sở, hệ thống trường -trạm, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội... cái gì cũng thiếu. Vậy mà đến năm 2013, mức thu nhập bình quân đầu người ước đạt 12,75 triệu đồng.

Có được kết quả như hôm nay là nhờ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và sự thay đổi nhận thức của người dân về những lợi ích thiết thực mà chương trình xây dựng NTM mang lại, làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con. Ngay từ giai đoạn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, dựa vào tiềm năng sẵn có của địa phương, chính quyền xã đã chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Khuyến khích nhân dân tích cực lao động sản xuất, tận dụng triệt để các diện tích canh tác để trồng cây, củ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và chăn nuôi. Đồng thời tạo điều kiện cho các hộ gia đình làm dịch vụ về nông nghiệp, sản xuất lương thực và thực phẩm. Đã có nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt như: Mô hình trồng lúa giống Bắc Thơm, Hương Thơm mang thương hiệu lòng chảo Mường Thanh; trồng rau cần tại thôn Việt Thanh 4, Việt Thanh 5; trồng củ đậu tại bản Cò Mỵ, bản Pa Lếch. Đặc biệt, việc hình thành HTX thủy sản là cơ sở tạo nguồn cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật cho một số hộ dân trong xã phát triển thủy sản, mỗi năm cung ứng ra thị trường hàng trăm tấn cá thịt và khoảng 90 triệu cá giống các loại. Một số hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, thu nhập đạt hơn 100 triệu đồng/năm như gia đình anh Nguyễn Văn Tại, chị Nguyễn Thị Phương (đội 10A), anh Nguyễn Văn Tài (đội 11)... Hệ thống thiết chế văn hóa xã được chú trọng nâng cấp, hầu hết các thôn, bản có nhà văn hóa, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào. Nhiều nơi đã vận động người dân hiến đất, tham gia ngày công làm đường giao thông, kênh mương, thủy lợi. Các hạng mục công trình cấp nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường đã "cán đích". Cựu chiến binh Cà Văn Ựng ở bản Cò Mỵ tâm sự với chúng tôi: Từ ngày xây dựng NTM, bà con hăng hái sản xuất, lại được dùng nước sạch, nấu ăn bằng ga..., đời sống khá hơn trước nhiều.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, việc xây dựng NTM ở Thanh Chăn vẫn còn gặp khó khăn do đặc thù là xã miền núi biên giới, cơ sở hạ tầng còn yếu, trình độ dân trí thấp, ngành nghề chưa phát triển. Với 1.245 hộ, 5.220 nhân khẩu, gồm các dân tộc Kinh, Thái, Khơ Mú và Tày ở 18 thôn, bản, đời sống người dân chủ yếu vẫn trông chờ vào sản xuất nông nghiệp, cho nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Vì vậy, mặc dù được chọn làm điểm, nhưng đến nay, Thanh Chăn mới đạt 12/19 tiêu chí xây dựng NTM.Chủ tịch UBND xã Cà Văn Pánh cho biết: Trong năm 2014 nếu được cấp trên hỗ trợ 2,5 tỷ đồng xã sẽ hoàn thành việc xây dựng chợ nông thôn (kinh phí khoảng một tỷ đồng) bởi đã có địa điểm xây dựng. Số tiền còn lại để đầu tư, nâng cấp một số công trình thiết yếu khác. Thời gian tới, xã sẽ cố gắng huy động nguồn lực đóng góp từ xã hội hóa, phát huy cách làm sáng tạo, hiệu quả để hoàn thành tiêu chí về thu nhập. Có thể khẳng định, việc xây dựng NTM đã tạo nên sức bật ở mảnh đất vốn thuần nông này.

Vĩnh Thắng
Nguồn nhandan.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập286
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại876,187
  • Tổng lượt truy cập92,049,916
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây