Học tập đạo đức HCM

“Sức bật” nông thôn mới

Thứ ba - 03/01/2017 02:19
Năm 2016 đánh dấu những thành công nổi bật trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) của Thủ đô. Toàn thành phố đã có thêm 54 xã đạt tiêu chí để xét công nhận xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã hoàn thành NTM toàn thành phố lên 255/386 xã. Thành tựu của phong trào xây dựng NTM thời gian qua sẽ tạo "sức bật" cho các vùng ngoại thành phát triển ngày càng giàu đẹp.
Những thay đổi tích cực...

Ngày cuối cùng của năm 2016, trên khu đồng Cảnh Gai, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, ông Kiều Văn Cao tất bật thu hoạch cam để bán. Ông Cao cho hay, Cảnh Gai là xứ đồng xấu nhất xã, trước đây trồng lúa bấp bênh. Sau khi dồn điền đổi thửa, ông xung phong nhận ruộng xấu để đào ao nuôi cá, tôn vườn trồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi. Vụ cam này, nhà ông Cao thu được 2 tấn, bán được 80 triệu đồng. Cùng với cá, lợn, năm nay gia đình ông thu về khoảng 600 triệu đồng.

Đó chỉ là một trong rất nhiều hộ gia đình vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu sau dồn điền đổi thửa. Ông Kiều Văn Phượng, Giám đốc, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp Liệp Tuyết cho hay: Cả xã chỉ có hơn 100ha sản xuất nông nghiệp. Khi dồn điền đổi thửa, địa phương đã cho san gạt đồng ruộng để thuận tiện cho bà con đưa máy móc vào canh tác. Một số hộ dân trong xã cũng mạnh dạn chuyển từ trồng lúa sang mô hình VAC, rau sạch, cây ăn quả.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ: Khu vực ngoại thành Hà Nội đang có bước phát triển nhanh. Hà Nội đã hình thành được 15 xã trọng điểm về chăn nuôi bò sữa với hơn 10.000 con; 19 xã chăn nuôi bò thịt với gần 27.000 con, 13 xã chăn nuôi lợn với hơn 227.000 con và 29 xã chăn nuôi gia cầm với gần 6 triệu con. Các đề án phát triển hoa cây cảnh; cây ăn quả; chè an toàn; lúa hàng hóa cũng được duy trì và phát triển tốt…, nâng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố lên 239 triệu đồng/ha. 1.350 làng có nghề đã tạo việc làm cho hơn 739.000 lao động, đạt doanh thu hơn 12.000 tỷ đồng. Sở NN&

PTNT Hà Nội đã hỗ trợ 6 loại hình ngành nghề với 54 điểm hỗ trợ cho 1.200 hộ dân tham gia ở 22 xã trên địa bàn 10 huyện để nâng thu nhập của người dân nông thôn. Đến hết năm 2016, 100% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt bảo đảm vệ sinh, trong đó 38% dân số được sử dụng nước sạch theo chuẩn của Bộ Y tế. Hà Nội đã có thêm 54 xã đủ điều kiện để đề nghị thành phố công nhận xã NTM, tăng 32 xã so với kế hoạch thành phố đề ra, nâng tổng số xã hoàn thành NTM ở Hà Nội lên 255 xã. Huyện Đan Phượng và Đông Anh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM.

...Tạo đà cho năm mới

Năm 2016, xã Liệp Tuyết đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM với điểm nhấn là tất cả các thôn đều có nhà văn hóa; đường làng, ngõ xóm được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Đón Tết 2017, người dân xã Liệp Tuyết đã được dùng nước sạch sông Đà, bà con rất phấn khởi. Ông Kiều Văn Được, Trưởng thôn Bái Nội cho biết, đời sống được nâng cao, nhiều gia đình đã sắm được ô tô và các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ. Còn với ông Kiều Văn Cao, sau khi thu hoạch hết lứa cam này, ông sẽ cắt bỏ thân, chỉ giữ lại gốc để ghép bưởi. Ông nói: “Trồng cam tuy hiệu quả nhưng chăm sóc rất cầu kỳ, tốn công, so với bưởi Diễn không hiệu quả bằng”. Chính sự năng động, sáng tạo của các hộ nông dân như ông Cao đã và đang đem lại thay đổi tích cực cho ngoại thành.

Năm 2016 khép lại, huyện Phúc Thọ đã có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM, nâng số xã hoàn thành NTM của huyện lên 20/22 xã. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phúc Thọ Đoàn Tuấn Anh cho biết, năm 2017, huyện sẽ dồn lực cho 2 xã còn lại, phấn đấu tháng

7-2017 trở thành huyện NTM. Cũng theo ông Đoàn Tuấn Anh, năm 2017, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn sẽ là lĩnh vực được Phúc Thọ tập trung đầu tư. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi sẽ được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn. Cơ giới hóa được khuyến khích đẩy mạnh, hình thành sản xuất trong nhà màng, nhà lưới. Huyện tích cực đưa giống mới năng suất và hiệu quả kinh tế cao như: Su hào mùa hè, bí xanh vụ đông, măng tây, chuối, bưởi các giống lúa, ngô, đậu tương… vào sản xuất; Phát triển mô hình nuôi thỏ NewZealand, nuôi lợn rừng sinh học, nuôi gà thả vườn, cá an toàn sinh học; mô hình “Chuỗi liên kết sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học Liên Việt - Phúc Thọ” theo hướng nông nghiệp sạch, bền vững, thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

Thành công đã và đang mở ra hướng phát triển mới cho nông thôn Thủ đô khởi sắc. Nhận định về chương trình xây dựng NTM năm 2017, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho rằng, ngay từ bây giờ, các địa phương cần rà soát hiện trạng xây dựng NTM tại các xã để có hướng đầu tư trọng điểm. Đối với các xã đã đạt, cần tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí từ y tế, giáo dục, văn hóa đến môi trường... Đối với sản xuất, cần đặc biệt quan tâm đến củng cố, đổi mới hoạt động của các HTX để đẩy mạnh vai trò liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
 
 
Nguyễn Mai/hanoimoi.com.vn
 Tags: thành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập283
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,126
  • Tổng lượt truy cập90,255,519
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây