Học tập đạo đức HCM

Sức trẻ Đầm Hà

Chủ nhật - 14/07/2013 23:50
Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân đến trụ sở làm việc của Huyện đoàn Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) là tấm panô lớn treo trước cổng ra vào ghi dòng chữ: “Tuổi trẻ Đầm Hà học tập và làm theo lời Bác, xung kích tình nguyện xây dựng NTM”.

 

Chung sức, đồng lòng

Bí thư Huyện đoàn Đào Biên Thuỳ cười bảo: “Đấy là khẩu hiệu tuyên truyền của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Đầm Hà trong nhiệm kỳ 2012-2017 anh ạ. Cả nước đang huy động mọi nguồn lực để xây dựng NTM, đoàn viên thanh niên phải dốc hết sức lực để diện mạo quê hương thêm tươi đẹp”.

Vậy, trong những năm qua, tuổi trẻ Đầm Hà đã cống hiến được những gì cho địa phương?, tôi hỏi. Anh Thuỳ hồ hởi: Đầu tiên, phải nhắc tới việc tham gia làm đường nội thôn. Thông qua khảo sát, chúng tôi thấy mỗi khi triển khai làm một tuyến đường, nhân dân địa phương phải bỏ ra số tiền rất lớn để thuê máy trộn bê tông và máy đầm (khoảng 15 triệu đ/km).

Từ đó, đoàn viên thanh niên đã mạnh dạn đứng ra xin cấp uỷ của địa phương, đặc biệt là nguồn kinh phí của UBND huyện hỗ trợ đầu tư cho Huyện đoàn mua 3 máy trộn bê tông. Ngay sau khi nhận được số máy móc trên, Huyện đoàn đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ Bí thư chi đoàn cách vận hành. Sau đó, Bí thư chi đoàn sẽ trực tiếp đứng máy.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhân dân có trách nhiệm đổ dầu chạy máy. Tại những tuyến đường khó khăn, chúng tôi huy động thêm lực lượng đoàn viên ở các địa phương lân cận để công việc diễn ra một cách nhanh nhất có thể.


Đoàn viên thanh niên huyện Đầm Hà vận hành máy trộn bê tông làm đường nội thôn

Thông qua những hoạt động này, các địa phương đã tiết kiệm được số tiền khổng lồ. Bởi, giá của mỗi máy trộn bê tông loại nhỏ (1 bao xi măng/lượt) rơi vào khoảng 30 triệu đồng. Nhưng chỉ cần làm 2 km đường là thu lại số tiền đầu tư ban đầu. Những tuyến tiếp theo mình không phải chi thêm nữa. Không chỉ phục vụ làm đường giao thông, nó còn được sử dụng để xây nhà tiêu hợp vệ sinh và tất cả các công trình công cộng.

Thấy được những hiệu quả thiết thực trên, UBND huyện tiếp tục đầu tư kinh phí để Huyện đoàn mua và quản lý thêm 2 máy trộn bê tông và 5 máy đầm. Một số xã thấy số máy của Huyện đoàn ít quá, nên đã trích từ nguồn ngân sách của địa phương để mua thêm 4 máy, giao trực tiếp cho Đoàn Thanh niên quản lý.

Với tổng cộng 9 máy trộn vê tông và 5 máy đầm, thanh niên huyện Đầm Hà đã đảm nhận bê tông hoá trên 12,3 km, cứng hoá 5 km đường nội thôn với trên 5.000 công lao động, vận động thanh niên đóng góp 21 triệu đồng tiền mặt, 7 hộ là thanh niên hiến 2.500 m2 phục vụ làm công trình dân sinh.

Thứ hai là xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình MTQG Nước sạch - Vệ sinh môi trường nông thôn gắn với NTM nên được Huyện đoàn Đầm Hà rất chú trọng. Tuy nhiên, những buổi đầu triển khai, Đoàn Thanh niên gặp rất nhiều trở ngại. Bởi, huyện Đầm Hà có 9 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ hộ không có nhà tiêu (hoặc nhà tiêu không đảm bảo vệ sinh) rất lớn.

Bên cạnh đó, vốn Nhà nước chỉ hỗ trợ 800.000 đ/nhà tiêu hợp vệ sinh. Theo bản thiết kế của Trung tâm Nước sạch - Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh, nhà tiêu rộng khoảng 2 m2. Như vậy là hơi hẹp.

Đoàn Thanh niên đã vào cuộc, kết hợp với chính quyền các xã, đặc biệt là trưởng thôn và Bí thư Chi đoàn khảo sát, thành lập 9 đội tình nguyện tại 9 xã xây dựng NTM, mỗi đội khoảng 10-15 người để luôn phiên cho nhau vận động và giúp đỡ ngày công cho các hộ khó khăn xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.

“Những hộ nào thực sự khó khăn, ví dụ như hộ neo đơn, gia đình chính sách, hộ có người tàn tật thì đoàn viên sẽ vào cuộc đào móng và xây trước. Các hộ dân đã góp thêm tiền để mở rộng diện tích nhà tiêu so với thiết kế ban đầu. Chỉ tiêu Tỉnh đoàn giao cho Huyện đoàn Đầm Hà chỉ 100 nhà tiêu. Nhưng, đến hết năm 2012, đoàn viên của huyện đã góp sức xây dựng được 224 nhà tiêu hợp vệ sinh”, anh Thuỳ nói.

Hết lòng vì cộng đồng

Ngay từ khi triển khai thực hiện những tiêu chí của chương trình NTM, Huyện đoàn đã xác định: Mỗi việc làm của thanh niên đều phải có tác động thay đổi nhận thức của người dân. Nếu làm được nhiều mà để nhân dân hình thành tâm lý ỷ lại vào người khác, vào chính quyền… thì coi như thất bại.

Do đó, song song với hoạt động làm gương, đoàn viên thanh niên phải đẩy mạnh công tác dân vận để lôi kéo số đông mọi người cùng tham gia.

Trước đây, nhiệm vụ phun thuốc khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi (định kỳ 1 năm 2 lần) được giao cho thú y xã. Nhưng mỗi xã chỉ có 1 người nên rất khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra.

 Đoàn Thanh niên huyện đã chủ động thành lập 10 đội tình nguyện phun thuốc khử trùng (mỗi đội 4 người), xin đứng ra đảm nhận trọng trách này. Chưa đến 12 ngày đã phun được toàn bộ 76 thôn bản.

Đồng thời, gắn việc bảo vệ môi trường với xây dựng NTM, xây dựng tỉnh Quảng Ninh xanh- sạch- đẹp, vào các sáng thứ Bảy hoặc Chủ nhật hằng tuần, Huyện đoàn đã huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên, học sinh tham gia dọn vệ sinh môi trường.

 Tính đến nay đã huy động được trên 4.500 lượt đoàn viên, thanh niên, học sinh tham gia, thu gom trên 46 tấn rác thải; cắm biển trên 23 đoạn đường thanh niên, đội viên tham gia quản lý; duy trì 10 đội thanh niên tình nguyện nạo vét kênh mương nội đồng.

Từ nguồn đóng góp của đoàn viên, Huyện đoàn đã gây quỹ được trên 100 triệu đồng hỗ trợ kinh phí cho các chi đoàn hoạt động. Huy động nguồn lực xã hội hoá 150 triệu đồng và 1.800 công lao động, giúp đỡ xây mới và sửa chữa nhà cho 4 hộ nghèo khó khăn về nhà ở.

Từ nguồn kinh phí vận động ủng hộ của đoàn viên thanh niên, đặc biệt là khối cán bộ công nhân viên chức, Huyện đoàn đã nhận đỡ đầu 43 trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương xây dựng NTM với mức hỗ trợ 100.000 đ/tháng; tổ chức khám, phát thuốc miễn phí cho 600 người nghèo trị giá 20 triệu đồng, đảm nhận quản lý nhà văn hoá, tổ chức các hoạt động vui chơi cho thanh thiếu nhi, học sinh…

Công tác tham mưu đạt hiệu quả, đã tham mưu mở 1 lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng cho thanh niên dân tộc, gắn với đó, tổ chức ra mắt 2 mô hình bồi dưỡng phát triển Đảng để góp phần xoá 4 bản trắng chưa có Chi bộ Đảng tại xã Quảng Lâm.

Việc đồng hành cùng với thanh niên trong phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho thanh niên được Ban Thường vụ Huyện đoàn hết sức quan tâm đầu tư, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ nguồn vốn vay cho thanh niên xây dựng mô hình phát triển kinh tế thoát nghèo với số tiền 9,8 tỷ đồng.

 

Với quyết tâm và tinh thần xung kích, tình nguyện, tuổi trẻ Đầm Hà đã và đang góp sức trẻ cùng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong huyện phấn đấu xây dựng huyện Đầm Hà ngày càng giàu đẹp, văn minh; cơ bản trở thành huyện NTM vào năm 2015.

Phùng Minh Phúc
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập254
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm247
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,590
  • Tổng lượt truy cập90,258,983
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây