Học tập đạo đức HCM

TPP và nỗi lo phá sản ngành chăn nuôi

Thứ tư - 05/08/2015 03:11
Thu hút đầu tư của DN, phát triển các hợp tác xã, nhân rộng mô hình chăn nuôi lớn hướng tới chăn nuôi đại gia súc… Đó là những việc cần làm.

Báo cáo đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lên nền kinh tế Việt Nam ở khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi của Viện Nghiên Cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa được đưa ra thảo luận. Tác động của AEC sẽ không nhiều, nhưng khi TPP được ký kết thì ngành chăn nuôi sẽ là “vật bị hy sinh” đầu tiên nếu không có sự điều chỉnh chính sách kịp thời - ông Tuấn Xuân Chinh – Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) bày tỏ.

Liệu sản phẩm của ngành chăn nuôi Việt Nam có chen chân nổi tại siêu thị ngoại

Thiệt thòi nhất là người chăn nuôi

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, toàn bộ ngành nói chung sẽ thu hẹp sản xuất sau khi tham gia TPP và AEC ở mức độ ảnh hưởng thấp hơn. Với năng suất thấp và sức cạnh tranh yếu như hiện nay của ngành chăn nuôi, người chăn nuôi gia cầm (và lợn với mức độ thấp hơn) sẽ bị thiệt nhất về sản lượng và phúc lợi.

Chăn nuôi ở Việt Nam chủ yếu vẫn tập trung nhỏ lẻ ở hộ gia đình, hộ chăn nuôi nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ cao. Kết quả điều tra trong báo cáo Tổng Điều tra Nông - lâm - thủy sản năm 2011 của Tổng cục Thống kê cho thấy: có tới 86,4% số hộ nuôi lợn có quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nuôi gia cầm quy mô chiếm tới 71,6% tổng số hộ chăn nuôi…

Hiện nay các hộ chăn nuôi nhỏ đang ở tình thế cực kỳ khó khăn, không ít hộ đã bỏ trống chuồng trại bởi không cạnh tranh được với thịt nhập khẩu. Trong 3 năm trở lại đây, tình hình sản xuất của ngành có biểu hiện chững lại. Và nguy cơ bị chèn lấn bởi hàng nhập khẩu càng lớn khi tới đây TPP được ký kết, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thịt, sữa nhập khẩu sẽ ngày một nhiều hơn, giá rẻ hơn.

Ngay khi báo cáo đang được thảo luận, báo chí và không ít chuyên gia cho biết, trong quá trình hội nhập quốc tế thông qua các hiệp định thương mại, chỉ một số lượng nhỏ các trang trại thương mại lớn ở Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô và cơ hội nhập giống và thức ăn giá rẻ hơn. Về cơ bản, ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhà cung cấp nước ngoài khi thuế nhập khẩu và cả các biện pháp phi thuế quan được cắt giảm và dỡ bỏ.

Những người sẽ dễ bị thiệt hại nhất từ TPP và AEC ở Việt Nam được dự đoán là những nhà sản xuất các sản phẩm sữa (do sản xuất trong nước còn thiếu và lượng nhập khẩu lớn trên thị trường), thịt bò (do chất lượng tốt và giá cả hợp lý của thịt bò nhập khẩu), các sản phẩm từ gia cầm (do giá hàng nội địa đang tăng lên cùng với những lo lắng về an toàn vệ sinh thực phẩm trong những đợt cúm gia cầm hoặc các dịch bệnh khác), thịt lợn và thịt gà (do giá nhập khẩu thấp rẻ hơn).

Theo trang web http://thucphamvietnam.com.vn của Công ty TNHH phân phối thực phẩm sạch Việt Nam, giá chào bán gà đùi đông lạnh Mỹ chỉ là 33.000 đồng/kg, mức giá này chỉ bằng hơn nửa giá hàng cùng loại trong nước bán tại chợ đầu mối phía Nam, Tam Trinh, Hà Nội (60.000 đồng/kg), giá bán lẻ tại các chợ là 75.000 – 80.00 đồng/kg. Với tỏi gà đông lạnh Mỹ cũng chỉ là 44.000 đồng/kg, trong khi hàng Việt Nam tại chợ đầu mối là 65.000/kg, bán lẻ tại chợ là 85.000 đồng/kg.

Cần đẩy nhanh tái cấu trúc hơn nữa

Trước nguy cơ ảnh hưởng mạnh mẽ từ TPP và sự cạnh tranh gay gắt với luồng sản phẩm nhập khẩu ào ạt từ các nước có thế mạnh về chăn nuôi như Mỹ, Úc, New Zealand, Canada… ngành chăn nuôi cần xác định các biện pháp chống đỡ trong ngắn hạn và dài hạn. Và “các nỗ lực tái cấu trúc ngành cần được đẩy nhanh hơn nữa để nâng cao hiệu suất cũng như sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài ngay trên chính thị trường nội địa”, VEPR khuyến nghị.

Thu hút đầu tư của DN, phát triển các hợp tác xã, nhân rộng mô hình chăn nuôi lớn hướng tới chăn nuôi đại gia súc… Đó là những việc cần làm. Tuy nhiên “thực hiện cũng khó”, theo VEPR, bởi cần điều chỉnh các chính sách. Đơn cử như nếu chăn nuôi đại gia súc đòi hỏi cần diện tích đất lớn và nhiều khả năng vấp phải vấn đề “tích tụ ruộng đất” cũng như sự chủ động đối với nguồn thức ăn tại chỗ.

Muốn vậy, thay vì phải nhập khẩu cỏ nuôi bò thì có thể trồng cỏ ngay trong nước, nhưng liệu có chính quyền địa phương nào dám quyết cho chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa sang trồng cỏ…

Còn ông Chinh nói rằng, bất lợi nhiều, nguy cơ nhiều nhưng cũng có nhiều cơ hội từ TPP. Đó là khi thuế quan được dỡ bỏ ngành chăn nuôi sẽ có lợi khi nhập khẩu con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… Và để chống đỡ, giảm thiểu bất lợi, cần phải tổ chức lại sản xuất, khẩn trương thực hiện hiệu quả đề án tái cấu trúc ngành chăn nuôi. Ông nói, nếu tổ chức lại sản xuất thì từ đầu vào đến đầu ra sẽ giảm được 20% giá thành.

Ông cũng cho biết, Nghị định về HTX nông nghiệp đang được xây dựng nhằm khuyến khích hộ nông dân liên kết lại trong một mô hình liên kết như tổ đội, HTX và thu hút sự đầu tư lớn của DN hàng đầu… như vậy sẽ tạo ra sức cạnh tranh cho nông sản.

“Chính sách tương đối đầy đủ, Đề án tái cơ cấu đã được xây dựng. Bộ NN&PTNN đã có sự chuẩn bị kỹ về chính sách đối phó, giúp chăn nuôi tồn tại: chính sách thành lập HTX, tăng cường liên kết, xoá bỏ khâu trung gian. Hy vọng từng bước thực hiện theo lộ trình để tận dụng được lợi thế, giảm thiểu được rủi ro bất lợi”, ông Chinh phát biểu.

5 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập hơn 209.000 con trâu, bò sống từ Úc và Thái Lan, kim ngạch nhập khẩu đạt 195 triệu USD, tăng hơn 62% về lượng và 98,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, cả nước cũng nhập khẩu 2.032 tấn thịt lợn, kim ngạch đạt gần 4 triệu USD, tăng 46,6% về lượng và 60% về giá trị. Nhập khẩu thịt gà cũng tăng đáng kể với hơn 56.900 tấn, giá trị đạt gần 53 triệu USD, lần lượt tăng 55% về lượng và 31% về giá trị.

Năm 2015 thịt bò nhập khẩu sẽ đạt khoảng 300 triệu USD, tăng 50 triệu so với năm 2014 (250 triệu USD) với khối lượng nhập khoảng 39.000 tấn, tăng 20–25% so với cùng kỳ.

(Theo Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập375
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm372
  • Hôm nay33,850
  • Tháng hiện tại160,412
  • Tổng lượt truy cập85,067,448
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây