Sáng 17/1, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo Tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam: Từ chính sách đến Thực tiễn. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đến dự.
Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định: Gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ chỗ thiếu đói đến đủ ăn, từ một nước nhập khẩu trở thành nước xuất khẩu về lương thực. Năm 2014, lần đầu tiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp đạt trên 30 tỷ USD. Nông nghiệp là chỗ dựa quan trọng trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu.
Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta vẫn chưa thực sự phát triển bền vững, khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm nông sản chưa cao, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, chưa hình thành chuỗi giá trị nông sản, thu nhập của cư dân nông nghiệp thấp. Thực trạng này đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp một cách toàn diện và khoa học hơn.
Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp các quốc gia châu Á, Thái Bình Dương, GS.TS. Đỗ Kim Chung, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, bài học tái cơ cấu nông nghiệp cho Việt Nam là tái cơ cấu đầu tư công và dịch vụ công để có nền nông nghiệp phát triển phù hợp với thị trường.
“Sản phẩm là do thị trường quyết định, không phải do chúng ta quyết định bởi vì thị trường quyết định nên chúng ta làm. Do đó, nếu lấy mục tiêu tái cơ cấu đầu ra sản phẩm là quay lại tư duy cũ, cần lấy mục tiêu sản xuất hàng đầu. Muốn có cơ cấu nông nghiệp phù hợp với thị trường thì trước hết tái cơ cấu đầu vào. Đầu vào trong lĩnh vực nhà nước cần chú ý đến đầu tư công và dịch vụ công. Đầu tư công là điện, đường, trường, trạm và dịch vụ công khuyến công, khuyến nông, thông tin thị trường…”, GS.TS Đỗ Kim Chung cho biết.
Các đại biểu cũng khẳng định: Tái cơ cấu nông nghiệp phải đảm bảo an ninh về dinh dưỡng, không phải chỉ có an ninh lương thực. Đầu tư công để tái cơ cấu nông nghiệp cần được thực hiện có trọng điểm, không tràn lan, giúp nông dân ở vùng khó khăn, đói nghèo đáp ứng được lương thực, thực phẩm và nông dân ở vùng nông nghiệp hàng hóa nâng cao năng lực cạnh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng, tái cơ cấu nông nghiệp cần xây dựng mô hình về công nghiệp hóa trong nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp để có thể sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại có giá trị gia tăng cao.
“Trên cơ sở hệ thống Luật pháp mới ban hành như Luật Đất đai… thời gian tới, ngành khoa học công nghệ phải đầu tư theo chuỗi từ khâu giống đến khâu canh tác, bảo vệ thực vật, thu hoạch, bảo quản chế biến và xuất khẩu. Trong Nông nghiệp có 3 sản phẩm được Chính phủ coi là sản phẩm quốc gia gồm: Lúa gạo, cá da trơn, nấm ăn và nấm dược liệu. Do vậy tập trung đầu tư cả nhà nước và doanh nghiệp cho cả 3 sảm phẩm này. Từ đó hi vọng nông nghiệp Việt Nam sẽ có khâu đột phá mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định./.
Lại Hoa
Theo vov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;