Học tập đạo đức HCM

Tấm lòng của ông chủ “ngân hàng bò”

Thứ ba - 12/01/2016 20:21
Sau nhiều thăng trầm, bò sữa đã mang lại cơ ngơi bạc tỷ cho anh Nguyễn Danh Đạt - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Minh Châu, huyện Ba Vì.
Cơ sở của anh cũng trở thành “ngân hàng bò” hỗ trợ nhiều người dân địa phương thoát nghèo. 
 “Cắm nhà” để vào nghề
Với suy nghĩ “khó thoát nghèo được nếu chỉ làm ruộng”, anh Đạt ấp ủ ước mơ làm giàu. Năm 2000, sau khi tốt nghiệp Trung cấp chăn nuôi thú y, anh quyết định khởi nghiệp. Bước đầu, anh vay vốn ngân hàng đầu tư làm chuồng trại nuôi 60 lợn thịt, 4 lợn nái và 7 con bò đẻ. Nhờ có kiến thức cộng với tính cần cù, ham học hỏi nên việc chăn nuôi của anh có nhiều thuận lợi.
Anh Nguyễn Danh Đạt chăm sóc đàn bò sữa của gia đình.
Anh Nguyễn Danh Đạt chăm sóc đàn bò sữa của gia đình.
Do nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của thị trường, năm 2012, anh dồn vốn, thế chấp “sổ đỏ” tiếp tục vay ngân hàng 800 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 20 con bò sữa. Ngay năm đầu tiên, đàn bò sữa cho thu nhập mỗi tháng hơn 50 triệu đồng. Tiền lãi từ bán sữa được bao nhiêu, anh dồn hết vào mua bò. Số lượng đàn bò của anh nâng dần lên đến 40 con và hơn 2ha đất để trồng cỏ nuôi bò. Mỗi tháng, đàn bò cho thu từ 7 - 8 tấn sữa. Với giá 12.000/kg như hiện nay, mỗi năm, anh thu lãi từ 1,2 - 1,3 tỷ đồng.
Ngoài chăn nuôi bò sữa, anh Đạt còn nuôi 25 lợn nái đẻ, mỗi năm thu lãi hơn 500 triệu đồng. Để giảm sức lao động trong chăn nuôi, anh đầu tư ứng dụng cơ giới hóa cho từng khâu như máy vắt sữa, máy cắt cỏ, hệ thống làm mát chuồng trại và dùng trâu để kéo cỏ. Nhờ đó, với 40 con bò sữa, anh chỉ cần thuê 4 nhân công làm việc, với mức lương từ 3,5 - 4 triệu đồng người/tháng.
“Ngân hàng bò” của nông dân
 Không chỉ làm giàu cho riêng mình, anh Đạt còn lập “ngân hàng bò” để giúp vốn nuôi bò sữa cho bà con trong xã. Bởi, giá một con bò sữa khá cao, tới hàng chục triệu đồng nên không phải gia đình nào cũng có thể mua được. Từ khi thành lập đến nay, “ngân hàng bò” của anh đã tạo cơ hội cho hơn 20 gia đình trong xã tiếp cận nghề chăn nuôi bò và thoát nghèo. Anh bán bò trả chậm cho dân như một hình thức hỗ trợ vốn không lãi suất. Tiền thu hồi thông qua sản phẩm sữa bà con thu hoạch hàng ngày. Nhà anh trở thành một “công ty làng xã” có quy mô rất đáng nể, vừa cung cấp giống bò, máy vắt sữa, thức ăn cho bò, tư vấn nuôi bò sữa và sau đó là thu mua sữa bò tươi cho bà con…
Gia đình ông Nguyễn Công Hưng, ở khu 5 được hỗ trợ 2 con bò sữa, không may bò bị hỏng, anh Đạt lại đầu tư tiếp 2 con khác, đồng thời cung cấp thức ăn, thuốc và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bò. Nhờ đó, đến nay, gia đình ông Hưng đã có 10 con bò sữa, cho thu nhập mỗi tháng từ 30 - 50 triệu đồng. Hay gia đình ông Nguyễn Chí Sang, ở khu 2 cũng được anh Đạt đầu tư 3 con bò, đến nay số bò đã lên tới 23 con. Hiện, ông Sang có thu nhập từ 70 - 90 triệu đồng/tháng. Còn nhiều gia đình khác được anh Đạt giúp đỡ, đến nay đều đã trả hết nợ và có thu nhập vài chục triệu đồng/tháng.
Nhằm giúp bà con tiêu thụ sữa ổn định, anh Đạt đã hợp tác với Công ty CP Sữa Quốc tế IDP thu mua sữa hàng ngày với giá cả phù hợp. Để làm được việc này, anh đã đầu tư 400 triệu đồng mua xe tải và tank chứa sữa. Hiện nay, cơ sở của anh đang thu mua của 87 hộ trong xã, mỗi ngày 2 lần khoảng từ 2,3 - 2,5 tấn sữa...
Anh Đạt chia sẻ: “Mong ước của tôi là phát triển đàn bò sữa trong xã nhiều hơn nữa, bởi Minh Châu có tiềm năng rất lớn trong chăn nuôi. Tôi mong bà con xây dựng nghề chăn nuôi bò sữa bài bản, đàng hoàng, vừa giúp làm giàu vừa theo đúng chủ trương xây dựng nông thôn mới. Cái khó nhất của người nông dân là không có vốn mà nghề chăn nuôi bò sữa thì lại yêu cầu vốn đầu tư không hề nhỏ. Vì vậy, rất mong các cấp chính quyền có cơ chế, chính sách hỗ trợ thêm nguồn vốn đối với người chăn nuôi bò sữa.”


Khánh Duyên
Theo: kinhtedothi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,109
  • Tổng lượt truy cập90,261,502
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây