Học tập đạo đức HCM

Tân Hiệp A, con chim đầu đàn

Thứ sáu - 13/06/2014 03:04
Xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Đây là xã đầu tiên của tỉnh vượt qua hành trình dài phấn đấu xây dựng NTM.

Tân Hiệp A, con chim đầu đàn

Tân Hiệp A được công nhận đạt chuẩn NTM


Nền tảng vững chắc

Xã Tân Hiệp A là địa phương có đông đồng bào công giáo di cư, sống tập trung dọc theo các tuyến kênh. Đất đai được quy hoạch liền canh liền cư, thuận lợi cho việc SXNN.

Ngoài canh tác lúa 2 đến 3 vụ/năm, người dân Tân Hiệp A còn trồng rau màu, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản nước ngọt. Trình độ dân trí khá và lực lượng lao động dồi dào, được trải nghiệm trong thực tế SX, người dân cần cù lao động, tích cực tăng gia SX đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Năng suất lúa bình quân ở Tân Hiệp A hiện nay khá cao, đạt hơn 14 tấn/ha/năm, thu nhập bình quân đạt 38,5 triệu đồng/người/năm, vượt xa so với chỉ tiêu phấn đấu là 29 triệu đồng (năm 2015).

Từ những yếu tố trên, cộng với ý thức của người dân là điều kiện thuận lợi để xây dựng NTM. Trong thời kỳ đổi mới, cũng như hiện nay, Tân Hiệp A luôn được biết đến là xã nổi bật, tiên phong với nhiều phong trào như: kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp; mạnh dạn áp dụng KHKT vào SX; toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội…

Ông Hà Văn Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Tân Hiệp A, phấn khởi cho biết, có được kết quả như ngày hôm nay không chỉ đơn thuần mấy năm xây dựng mà có, mà là sự kế thừa thành quả của các thế hệ đi trước đã đầu tư xây dựng hàng chục năm qua.

“Trước khi được chọn là xã điểm của tỉnh về xây dựng NTM, Tân Hiệp A đã có được nền tảng khá vững chắc, kết cấu cơ sở hạ tầng, kỹ thuật nông nghiệp được đầu tư bài bản. Cán bộ và nhân dân trong xã tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát huy nội lực, ý thức quản lý cộng đồng dân cư luôn được phát huy.

Thực tế vào cuối năm 2010, khi đối chiếu với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM thì toàn xã đã đạt trên 60% tiêu chí, trong đó có 12/19 tiêu chí đã đạt cơ bản. Chương trình MTQG về xây dựng NTM như là cú hích, khuyến khích người dân quyết tâm thực hiện nhanh hơn”.

Trong quá trình xây dựng NTM, ở Tân Hiệp A đã có nhiều cá nhân và tập thể trở thành những điển hình tiên tiến, đi đầu trong việc vận động, tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công lao động để làm các công trình phúc lợi xã hội.

Sự đồng thuận của người dân được thể hiện rõ qua việc đóng góp các nguồn lực. Trong tổng số hơn 93,6 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng NTM của xã thì vốn nhân dân tự nguyện đóng góp đã chiếm hơn phân nửa.

Cụ thể, kinh phí Nhà nước đầu tư trực tiếp là 33,5 tỷ đồng, chủ yếu là làm cầu, đường loại A (đường liên xã) và trường học. Nhà nước và nhân dân cùng làm hơn 11 tỷ đồng, trong đó nhân dân và DN góp gần 7 tỷ đồng, chủ yếu là làm cầu, đường giao thông liên ấp, liên tổ.

Nhân dân tự nguyện đóng góp gần 47,7 tỷ đồng, hiến đất xây dựng trường học, làm GTNT, xây cầu, xây dựng trụ sở tổ y tế ấp, kè bờ sông, làm cổng rào an ninh trật tự, xây dựng hàng rào, cây xanh trước nhà, làm công trình phụ, công trình vệ sinh…

Ông Vũ Ngọc Huyền, một hộ gia đình tiêu biểu trong phong trào xây dựng NTM ở ấp kênh 4A, cho biết: “Việc chung tay xây dựng làng quê ngày càng khang trang, sạch đẹp đã được người dân nơi đây thực hiện từ rất lâu rồi.

Với suy nghĩ mình làm thì chính mình là người hưởng lợi trước tiên nên ai cũng tích cực làm, trước hết là sạch đẹp ở ngay đường đi lối lại trước của nhà mình. Nhà nhà sạch đẹp thì tổ, ấp sạch đẹp. Rồi khi phong trào xây dựng NTM bắt đầu, những công việc này được làm bài bản hơn, cụ thể hơn mà thôi”.

Quá trình xây dựng NTM, huyện Tân Hiệp có cách làm rất hay là phân vai, phân việc rất cụ thể và ký kết thi đua thực hiện. Theo đó, xã thực hiện 16 công việc, ấp và tổ nhân dân tự quản làm 12 công việc, còn người dân được giao nhiệm vụ làm 15 công việc.

Ông Huyền cho biết thêm: “Thật ra đây là những việc rất thiết thực với cuộc sống hằng ngày, chẳng giao thì trước sau gì cũng phải làm như: xây dựng nhà vệ sinh; làm bể chứa nước, giếng nước hợp vệ sinh; làm sân phơi; hố đựng rác; đèn đường, cống máng bơm tưới; xây dựng nhà kiên cố; phát triển SXNN; dịch vụ nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng KHKT vào SX; xây dựng đời sống văn hóa; vệ sinh môi trường; làm hàng rào trước nhà (có thể làm hàng rào cây xanh); cột cờ; làm bàn thờ ảnh Bác; đảm bảo an ninh trật tự. Từ chỗ được phân việc một cách cụ thể, rõ ràng nên người dân dễ thực hiện mà thôi”.

13-53-43_2-co-gioi-ho-trong-sx-nong-nghiep-o-tn-hiep-hien-dt-ty-le-rt-co-nht-l-trong-cc-htx
Cơ giới hóa trong SXNN ở Tân Hiệp A

Hướng đến huyện NTM

“Người dân xã Tân Hiệp A có quyền tự hào khi trở thành công dân xã NTM đầu tiên của tỉnh và xứng đáng được thụ hưởng những thành quả mà mình đã dày công vun đắp những năm qua. Tuy nhiên, chính quyền và người dân cũng cần lưu ý, để đạt được xã NTM đã khó nhưng giữ vững các tiêu chí lại càng khó hơn.
Vì các tiêu chí đã đạt được hiện nay chất lượng chưa cao, còn bộc lộ những hạn chế cần phải khắc phục. Vì vậy, cần phải tiếp tục vào cuộc quyết liệt, tìm tòi sáng tạo những cách làm mới để nâng chất các tiêu chí; tập trung đầu tư cho SX để nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân”,Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa.

Huyện Tân Hiệp có 11 xã, thị trấn thì có đến 8 xã được chọn là xã điểm (toàn tỉnh 35 xã điểm) của tỉnh Kiên Giang về xây dựng NTM giai đoạn từ 2012-2015. Thành công của xã Tân Hiệp A sẽ là tiền đề quan trọng để các xã còn lại đẩy nhanh quá trình thực hiện, hướng đến xây dựng huyện đạt chuẩn quốc gia về NTM.

Ông Đỗ Minh Nhựt, Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp, cho biết, lợi thế của huyện khi bắt tay xây dựng NTM là đã có được một nền tảng tương đối vững chắc. Trong thời kỳ đổi mới, các địa phương trong huyện đã có những chuyển biến, đổi thay tích cực: kinh tế, văn hoá xã hội, y tế, giáo dục có bước phát triển mạnh, an sinh xã hội được bảo đảm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố và tăng cường; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng cao. Tuy nhiên, để trở thành xã NTM thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm, phải đầu tư với kinh phí lớn.

Chẳng hạn xã Tân Hiệp A, trước khi bắt tay thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM (năm 2010), có tổng giá trị SX đạt gần 351 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người là 22,8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo là 4,11%.

Mặc dù cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội đã được quan tâm đầu tư xây dựng từ nhiều năm trước nhưng chưa đáp ứng được so với nhu cầu phát triển; khả năng khai thác tiềm năng lợi thế còn nhiều hạn chế… Thế nhưng, để trở thành xã NTM, Tân Hiệp A phải mất 3 năm phấn đấu xây dựng với sự chung sức, chung lòng của mọi tầng lớp nhân dân.

Điều đáng tự hào là trong quá trình xây dựng, xã đã huy động được sức mạnh tổng hợp từ mọi nguồn lực. Đặc biệt là sự góp công, góp của của người dân và DN tại địa phương để xây dựng quê hương, đây chính là yếu tố vô cùng quan trọng giúp xã sớm hoàn thành 19/19 tiêu chí.

Thành quả ấy đã được đền đáp bằng việc tỉnh quyết định công nhận xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng NTM; kinh tế phát triển vượt bậc, tổng giá trị SX đạt 574,7 tỷ đồng (năm 2013), thu nhập bình quân đạt 37,9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 2,23%.

Đây chính là điểm sáng để các xã điểm còn lại của huyện học tập, rút kinh nghiệm, ra sức quyết tâm bằng mọi biện pháp, giải pháp, tranh thủ mọi nguồn lực để thực hiện hoàn thành các tiêu chí còn lại.

Đặc biệt là đối với 3 xã Thạnh Đông A, Tân Hiệp B và Tân Hòa nằm trong lộ trình công nhận xã NTM của năm 2014 này. Từ đây, sẽ tạo điều kiện cho các xã điểm còn lại của huyện hoàn thành, để đến cuối năm 2015, Tân Hiệp sẽ trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Kiên Giang.


Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,174
  • Tổng lượt truy cập90,261,567
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây