Học tập đạo đức HCM

Tăng lương đi kèm xử lý mạnh tham nhũng

Chủ nhật - 25/03/2012 20:55
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Đoàn Cường, Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ) nhấn mạnh, tăng lương đi kèm xử lý mạnh tham nhũng là biện pháp cấp bách nhằm đẩy lùi tham nhũng trong cán bộ công chức, lãnh đạo, đảng viên.
Một trong những biện pháp cấp bách được đặt ra tại Nghị quyết Trung ương 4 là phòng chống tham nhũng trong cán bộ công chức, đảng viên. Tiền lương thấp chính là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh tham nhũng, biến chất. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Theo đánh giá của Nghị quyết Trung ương 4, đang có một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, lãnh đạo, đảng viên thoái hóa, biến chất, tham nhũng. Dù không phải nguyên nhân duy nhất, nhưng tiền lương quá thấp là lý do khiến không ít cán bộ, công chức nhũng nhiễu, trục lợi trong việc thực thi hành chính công. Nhiều công chức có mức lương thấp, nhưng vẫn sở hữu bất động sản, ô tô đắt tiền.
Tuy nhiên, công chức cũng có nhiều nguồn thu khác ngoài lương (đất đai, chứng khoán…), nên không thể kết luận tất cả công chức giàu có đều là do tham nhũng. Vấn đề là, cơ chế kiểm soát của chúng ta chưa hoàn thiện, mỗi chỗ đều có một chút khiếm khuyết, nên khó kiểm soát triệt để. Phải đẩy mạnh hơn nữa việc giao dịch tài chính qua ngân hàng, để giảm tối đa việc dùng tiền mặt, thì mới có thể kiểm soát được tham nhũng.
Do vậy, cùng với việc tăng lương, phải đi kèm tăng cường giám sát, thanh tra, phát hiện tham nhũng, kỷ luật làm việc, đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là xử lý quyết liệt các tham nhũng, sai phạm. Một cách làm hay mà chúng ta có thể học, áp dụng với công chức, như Đà Nẵng mới đây đã làm với cảnh sát giao thông. Đó là tăng mức hỗ trợ tiền lương rất cao, nhưng nếu phát hiện cán bộ nhận tiền mãi lộ, sẽ bị tước quân tịch, không phân biệt mức độ nặng, nhẹ.
Để chống tham nhũng, Nghị quyết Trung ương 4 cũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc công khai, minh bạch tài sản cán bộ, công chức. Thế nhưng, sau công khai mới là quan trọng, mà đây lại là vấn đề chúng ta làm chưa tốt...
Đó chính là vấn đề còn tồn tại. Các cơ quan hiện đều báo cáo đã yêu cầu các cán bộ trong diện phải kê khai nộp đủ bản kê khai tài sản. Tuy nhiên, việc kê khai thời gian qua vẫn mang tính hình thức, công khai trong nội bộ cơ quan như một giấy tờ của hồ sơ cán bộ. Khi có vấn đề, mới đem ra xem xét, còn yêu cầu giải trình tận gốc nguồn tài sản lại không làm triệt để. Hơn nữa, do mang tính chất nội bộ, nên nếu cần thiết, người kê khai dễ bề chạy chọt để gian dối. Vì vậy, với việc quán triệt Nghị quyết Trung ương 4, vấn đề kê khai, minh bạch tài sản của cán bộ, công chức sẽ phải làm triệt để hơn.
Bộ Nội vụ đang xây dựng Cơ chế Cải cách tiền lương khu vực hành chính sự nghiệp giai đoạn 2012-2020 để trình Chính phủ. Vậy định hướng cải cách chính là gì?
Các phương án điều chỉnh đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, định hướng chính trong thời gian tới là, sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu, để nâng cao dần mức sống của cán bộ, công chức. Mức lương này hiện quá thấp, chỉ đáp ứng 60% nhu cầu sống tối thiểu của cán bộ. Việc tăng lương tối thiểu sẽ căn cứ trên khả năng của nền kinh tế, cân đối thu - chi ngân sách. Ngoài ra, cùng với việc tăng lương tối thiểu, sẽ xem xét lại hệ thống phụ cấp mà các đơn vị đang thực hiện. Khi tiền lương tăng lên, đảm bảo được đời sống của công chức, thì sẽ xem xét điều chỉnh lại mức phụ cấp cho phù hợp.
Thế nhưng, với tiền lương thấp hiện nay, chi cho tiền lương đã chiếm tới 40% chi ngân sách thường xuyên hàng năm. Làm sao ngân sách có thể gánh được mức tăng lương cao?
Chính vì thế, mới phải tính toán kỹ, phải căn cứ trên cân đối thu - chi ngân sách để tăng dần dần. Để giải quyết vấn đề tiền lương, chúng tôi cho rằng, thời gian tới, phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau ngoài ngân sách. Đề án Cải cách chính sách tiền lương rất quan tâm đến vấn đề tạo nguồn để trả các khoản tăng thêm từ lương. Tinh thần là sẽ không phụ thuộc vào ngân sách.
Tại sao không quyết liệt tinh giản biên chế, vấn đề đã được đặt ra từ lâu, thưa ông?
Tinh giản biên chế thực chất là việc rất khó. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, quy mô dân số tăng, thì việc tăng biên chế cơ học là điều khó tránh. Chẳng hạn, học sinh tăng, thì phải tăng giáo viên; dân số tăng, thì bệnh viện, bác sỹ, y tá cũng phải tăng. Thực tế, số lượng công chức hưởng lương trong khu vực hành chính, đảng, đoàn thể chiếm tỷ lệ rất nhỏ, người hưởng lương thuộc các đơn vị sự nghiệp như y tế, khoa học, giáo dục… chiếm tới hơn 80%. Vì vậy, phải đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế tài chính, khung giá dịch vụ để các đơn vị sự nghiệp tăng nguồn thu, từ đó tăng đóng góp cho ngân sách. Qua đó, mới có khả năng tăng lương cho cán bộ.
Một phương án nữa để tạo nguồn cải cách tiền lương mà Bộ Nội vụ đang tính toán là, sẽ tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% kinh phí quản lý hành chính; sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương để gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bố trí, sử dụng biên chế, ngân sách.
Theo Baodautu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập726
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại769,850
  • Tổng lượt truy cập93,147,514
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây