Học tập đạo đức HCM

Tăng trưởng nông nghiệp: Phối hợp nhiều giải pháp

Chủ nhật - 01/04/2018 12:25
So với mục tiêu Chính phủ giao tốc độ tăng trưởng GDP của ngành Nông nghiệp đạt khoảng 2,8% - 3,0% trong Nghị quyết 01, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã đưa ra nhiều giải pháp để tiến tới mục tiêu GDP ngành tăng tối thiểu 3,05% trong năm 2018.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Đoàn Bắc

 

 

Tại Hội nghị về Thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế năm 2018 được tổ chức sáng nay (30/3) tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đưa ra các giải pháp trọng tâm để thúc đẩy sản xuất, gia tăng giá trị ngành nông nghiệp trong năm nay.

Bộ NN&PTNT quyết tâm phấn đấu tăng trưởng ngành đạt tối thiểu 3,05%, xuất khẩu đạt 40,5 tỷ USD, có 39% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và độ che phủ rừng đạt 41,65%...

Giải pháp đầu tiên và được coi là mạnh mẽ nhất đó là tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Theo đó, Bộ NN&PTNT sẽ  tiếp tục rà soát quy hoạch, đánh giá lợi thế, tiềm năng để xây dựng cơ cấu sản phẩm theo 3 trục sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; Nhóm sản phẩm cấp tỉnh/thành phố và Nhóm đặc sản làng/xã để có giải pháp chỉ đạo cụ thể.

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh việc chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ kịp thời, hiệu quả nông sản.

Đặc biệt, trong năm 2018, ngành NNPTNT sẽ tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại lĩnh vực công nghiệp chế biến, bảo quản và giảm tổn thất sau thu hoạch; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến sản phẩm ăn liền để nâng cao giá trị gia tăng.

Cùng với đó sẽ đẩy mạnh cơ giới hóa để giảm tổn thất sau thu hoạch, chi phí và hạ giá thành sản phẩm; nhân rộng các mô hình cơ giới hóa đồng bộ (phấn đấu tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất cây hàng năm đạt 95%, khâu gieo trồng lúa đạt 45% và khâu thu hoạch lúa đạt 55%).

Hỗ trợ và tạo điều kiện để các nhà máy chế biến rau, quả, sản phẩm chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ hiện đại khởi công và đi vào hoạt động ngay trong năm 2018 để tăng năng lực chế biến, đa dạng hóa sản phẩm. Điển hình là nhà máy chế biến thịt lợn với quy trình và công nghệ cao tại Hà Nam của Công ty Biển Đông, Nam Định của Công ty CP Tập đoàn Masan, nhà máy mới của Tập đoàn DABACO, CP; Trung tâm chế biến rau quả DOVECO của Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao; Nhà máy chế biến rau, củ quả tại Sơn La và Long An của Công ty CP Nafoods Group;...

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh việc phát triển công nghiệp phụ trợ, tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Các giải pháp khác được nêu lên đó là: Phát triển mạnh thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản. Phát triển nông thôn, trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất. Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại. Tăng cường công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh năm 2018 ngành nông nghiệp đang đứng trước các nguy cơ và thách thức rất lớn xoay quanh vấn đề thị trường. Thậm chí, như Bộ trưởng khẳng định: “Tuy nhiều cơ hội mở ra nhưng chúng tôi xác định các nguy cơ từ thị trường là nhóm nguy cơ cao và nguy hiểm hơn cả sản xuất và biến đổi khí hậu có thể tác động xấu đến ngành nông nghiệp”. Bộ trưởng cũng đề nghị Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tổ chức hội nghị bàn về thị trường nông sản trong thời gian tới để có sự phối hợp liên ngành và các địa phương tốt hơn, đảm bảo tăng trưởng và thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra.

Theo Đỗ Hương/baochinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay10,763
  • Tháng hiện tại183,370
  • Tổng lượt truy cập92,561,034
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây