Học tập đạo đức HCM

Thạc sĩ đếm không xuể ở xã nông thôn mới Mỹ Lộc

Thứ ba - 16/05/2017 22:52
Trong 57 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đợt 1 (2010 - 2014) tại tỉnh Long An, thì Mỹ Lộc là một trong các xã được công nhận NTM đầu tiên của huyện Cần Giuộc.

Không chỉ bảo vệ thành quả đạt được, Mỹ Lộc luôn đi đầu và trở thành một trong những xã NTM kiểu mẫu của tỉnh.  

Linh hoạt đổi mới mô hình kinh tế, phát triển SX

Là một xã thuần nông nhưng Mỹ Lộc sớm triển khai học tập, ứng dụng các tiến bộ KHKT nông nghiệp vào sản xuất, linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển mô hình kinh tế đáp ứng nhu cầu thị trường…, nên kinh tế Mỹ Lộc không chỉ ổn định, mà ngày càng phát triển, làm cơ sở thuận lợi để xây dựng NTM.

Anh Nguyễn Văn Khi, ngụ ấp Thanh Ba, hiện là tổ trưởng tổ hợp tác chăn nuôi gà sinh học Mỹ Lộc chia sẻ, là một thanh niên ra ở riêng, dám đầu tư nuôi 1.000 con gà, thu lợi 30 - 40 triệu/vụ là điều mà những năm tháng tuổi xuân anh không dám mơ. Tuổi trẻ Mỹ Lộc bây giờ có và đã dám thực hiện các cơ hội làm giàu.

16-00-04_nguyen-vn-khi-ndn-sx-gioi
Anh Nguyễn Văn Khi

Anh Đặng Văn Tuấn, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Lộc cho biết: Ngay đầu thập niên 90, Mỹ Lộc đã luôn xuất hiện những nhân tố đi đầu trong việc triển khai các mô hình sản xuất mới, nâng cao hiệu quả và giá trị kinh tế trên một diện tích sản xuất. Từng thời điểm, mỗi mô hình kinh tế đều xuất hiện những gương mặt sản xuất giỏi và được nhân ra, hình thành các tổ hợp tác SX, thúc đẩy kinh tế xã ngày càng đi lên.

16-00-04_dng-v-tun-bi-thu-my-loc
Anh Đặng Văn Tuấn, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Lộc

Giai đoạn 1998 - 2003, hoa huệ trắng đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo với mô hình SX của Nguyễn Hữu Ngọc (ấp Thanh Ba). Năm 2005, ấp Lộc Trung trở thành vùng dưa An Tiêm với nhóm 10 nông dân SX dưa giỏi. Từ đó hình thành tổ hợp tác SX dưa Mặt trời đỏ. Đến nay dưa hấu trở thành sản phẩm nông nghiệp chính trong sản xuất toàn xã với 1 vụ lúa, 2 vụ dưa. Mỹ Lộc cũng đã nhanh chóng hình thành vùng trồng rau VietGAP...

16-00-04_15-5-du-hu-my-loc
Trồng dưa hấu ở Mỹ Lộc

Bảo vệ quốc phòng với hệ thống camera xã hội hóa

Trên các lề đường của Mỹ Lộc, đập vào mắt các chủ phương tiện tham gia giao thông là những bảng hiệu màu đỏ “đoạn đường có gắn camera” đặt dọc các trục lộ. Mỹ Lộc những năm trước giải phóng là vùng căn cứ địa cách mạng. Trước những phức tạp xã hội sau giải phóng, phát huy truyền thống cách mạng, Mỹ Lộc vẫn giữ “tiếng kẻng báo động an ninh” để bảo vệ vùng quê.

Kinh tế phát triển, hệ thống giao thông nông thôn hình thành với 4 trục lộ chính nối liên xã, liên tỉnh cùng các tuyến đường liên ấp. Phương tiện giao thông tấp nập làm chìm đi tiếng kẻng mỗi khi có các vụ trộm cắp, cướp giật. Sau nhiều ngày trăn trở, lực lượng công an xã đã thí điểm lắp hệ thống camera trên một số tuyến đường chính với chi phí 182 triệu đồng.

Ngay trong tháng đầu lắp camera, qua hình ảnh thu nhận, công an đã bắt được 4 vụ cướp. Quần chúng tin tưởng yêu cầu xây dựng hệ thống 561 mắt camera, gắn ở toàn bộ các ấp, với chi phí 700 triệu đồng do bà con đóng góp. Cả các quán cà phê không lành mạnh cũng được dân yêu cầu đưa camera vào. Từ đó Mỹ Lộc dẹp toàn bộ tội phạm hút chích, trộm cắp, cướp giật.

Niềm tự hào của người dân Mỹ Lộc không chỉ đầu tư phát triển SX, đưa kinh tế đi lên mà còn đậm nét trong lĩnh vực giáo dục. Đứng từ văn phòng xã, anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy chỉ tay về các dãy nhà cao tầng, mái ngói nhô lên, giọng đầy tự hào khoe: Xã tôi phổ cập văn hóa từ mẫu giáo với 2 trường mẫu giáo, 2 trường tiểu học, 1 trường THCS. Con em nông dân có bằng thạc sỹ đếm không xuể, còn tiến sỹ đã có 2 vị.

Theo: Phương Chi/nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập471
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm470
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại840,928
  • Tổng lượt truy cập92,014,657
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây