Học tập đạo đức HCM

Thăng Bình: đẩy mạnh phong trào thi đua Dân vận khéo tham gia xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 02/01/2015 00:57
"Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", đó là một trong những nội dung cốt lõi trong tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong những năm qua, phong trào thi đua Dân vận khéo đã được Ban Dân vận các cấp quan tâm, coi trọng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới. Cùng với các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân vận Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 01-KH/DV ngày 06/5/2009 về tổ chức phong trào thi đua Dân vận khéo 2009-2010 và hằng năm đều có văn bản hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở các địa phương triển khai thực hiện.

Ngay sau khi triển khai thực hiện, phong trào đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, bước đầu trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, thường xuyên ở các địa phương, cơ quan, đơn vị; góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. 
Hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới" do Thủ tướng Chính Phủ phát động, và cụ thể hóa Nghị quyết 03-NQ/HU ngày 01/12/2011 của Huyện ủy về thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020, Ban Dân vận Huyện uỷ đã ban hành Hướng dẫn số 01-HD/DV ngày 16/9/2011 về Công tác dân vận thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và xác định: phong trào thi đua "dân vận khéo” của huyện không chỉ gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xâu dựng đời sống văn hóa và thực hiện việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà còn tập trung vào nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Với mục đích phát động rộng rãi phong trào thi đua Dân vận khéo tham gia xây dựng nông thôn mới trong tất cả các địa phương, đơn vị và quần chúng nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao vai trò chủ thể của nhân dân, vận động nhân dân và các tổ chức trong hệ thống chính trị quyết tâm thực hiện thắng lợi việc xây dựng nông thôn mới. Ban Dân vận Huyện ủy đã tích cực hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào, trong đó định hướng của phong trào là chọn những vấn đề khó khăn, phức tạp, nổi cộm ở các địa phương trong xây dựng nông thôn mới như dồn điền đổi thửa, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, xây dựng hệ thống thủy lợi, cánh đồng mẫu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đạt giá trị kinh tế cao, xây dựng đời sống văn hóa, môi trường, an ninh trật tự,…
Bám sát thực tiễn từng địa phương và trên cơ sở Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Ban Dân vận Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo khối dân vận cơ sở thực hiện hai nội dung quan trọng của công tác dân vận, đó là: tổ chức được phong trào quần chúng rộng rãi và thực hiện phương pháp dân vận phải khéo; chỉ đạo Mặt trận, các hội, đoàn thể với chức năng, nhiệm vụ cụ thể hoá bằng việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động để hội viên, đoàn viên và nhân dân hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm trong việc đóng góp sức người, sức của cùng tham gia xây dựng nông thôn mới; lồng ghép nội dung xây dựng nông thôn mới vào các cuộc hội họp, sinh hoạt của các chi tổ hội, đoàn thể, tùy theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng các mô hình Dân vận khéo phù hợp, hiệu quả, tạo sự đồng thuận, tham gia tích cực của cộng đồng, từng bước hoàn thành bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới…phấn đấu đến năm 2015, toàn huyện có trên 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến năm 2020 có trên 50% số xã cơ bản đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới, trên 30% số xã đạt 17 tiêu chí trở lên, số xã còn lại đạt tối thiểu 15 tiêu chí nông thôn mới.
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện (2011-2012), toàn huyện xây dựng được 47 mô hình “Dân vận khéo” tham gia xây dựng nông thôn mới, hướng vào thực hiện các tiêu chí như giao thông, hộ nghèo, giáo dục, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh trật tự…Trong đó nổi lên một số mô hình tiêu biểu như: mô hình Phát triển kinh tế theo nhóm hộ gia đìnhhuy động sức dân làm đường bê tông giao thông nông thôn, giao thông nội đồng của Hội Nông dân huyện; mô hình Thắp sáng đường quê của Đoàn thanh niên; mô hình 5 không 3 sạchTổ phụ nữ thu gom rác thảiTổ phụ nữ không có con hư hỏng, không có thành viên mắc tệ nạn xã hội của Hội phụ nữ; mô hình Đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, CCB tự quản về ANTT của Hội Cựu chiến binhmô hình Tổ đoàn kết đánh bắt trên biển, Hoa xương rồng trên cát, Giỏ rác nhà ta, Thắp sáng đường quê của Khối dân vận Đảng ủy xã Bình Minh; mô hìnhPhá bờ nhỏ thành thửa lớn và Tiếng mỏ an ninh Tổ Dân vận Thôn Liễu Thạnh, xã Bình Nguyên …Nhìn chung, đa số các mô hình được xây dựng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mỗi mô hình một cách làm hay, đều hướng đến một mục đích riêng nhưng tất cả vì một mục tiêu chung đó là góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương. 
Với sự nỗ lực và kết quả như trên, phong trào thi đua Dân vận khéo đã góp phần rất lớn vào kết quả chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên toàn huyện. Đến nay, toàn huyện đã có 07 xã phát động xây dựng nông thôn mới, 01 xã đạt 7 tiêu chí, 02 xã đạt 6 tiêu chí, 03 xã đạt 5 tiêu chí; đã hoàn thành xong việc phê duyệt đồ án ở 06 xã điểm, 18/21 đề án xây dựng xã nông thôn mới.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, phong trào thi đua "Dân vận khéo" xây dựng nông thôn mới còn những hạn chế so với yêu cầu đặt ra, cụ thể như: một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào; nhận thức về nội dung phong trào thi đua xây dựng điển hình "Dân vận khéo" chưa đầy đủ, sâu sắc; công tác triển khai, tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, thường xuyên, sâu sát; vai trò, trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra của một số Khối Dân vận cơ sở chưa cao; một số mô hình chưa sát với nhiệm vụ cụ thể ở cơ sở; thiếu tính lan tỏa, bền vững trong cộng đồng; phương pháp dân vận khéo chưa được đề cao; công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình điển hình chưa được quan tâm đúng mức.
Để thực hiện tốt phong trào thi đua dân vận khéo xây dựng nông thôn mới, thời gian tới, các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
1 - Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận; vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình hiện nay; thường xuyên làm tốt công tác vận động quần chúng gắn với việc thưc hiện việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
2 - Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nội dung của phong trào thi đua "Dân vận khéo", trong đó trọng tâm là nhân rộng các điển hình "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội ngay từ cơ sở, góp phần cùng huyện nhà từng bước thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng nông thôn mới.
3- Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động quần chúng và chất lượng nội dung phong trào. Phải bám sát bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và tình hình thực tiễn của địa phương, từ đó xây dựng các mô hình, điển hình để triển khai thực hiện. Vận động, thuyết phục khơi dậy ý thức, trách nhiệm tinh thần tự giác, sáng tạo, vượt khó, tạo sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân.
4- Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận; xây dựng đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết, năng động, sáng tạo, rèn luyện tác phong “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.
5- Việc xây dựng mô hình dân vận khéo cần thực hiện đúng theo các quy trình như: tổ chức khảo sát, đánh giá toàn diện đặc điểm tình hình và sự cần thiết xây dựng mô hình dân vận kheo ở điạ phương; xác định rõ mục đích, đối tượng, thời gian và lĩnh vực cần thực hiện. Thành lập Ban chỉ đạo hay Tổ thực hiện mô hình là những người hiểu biết, có úy tín, có khả năng huy động quần chúng; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của tổ; thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đôn đốc tiến độ thực hiện các mô hình. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến, nhân rộng mô hình, điển hình "Dân vận khéo". Tổ chức đánh giá, công nhận các điển hình "Dân vận khéo"; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả phong trào, rút kinh nghiệm, khen thưởng động viên kịp thời các mô hình điển hình tốt; cần điều chỉnh phương pháp bình chọn, biểu dương theo hướng dân chủ đảm bảo tính nêu gương, giáo dục và sức lan tỏa của các mô hình, điển hình.
Xây dựng thành công nông thôn mới trong điều kiện kinh tế - xã hội huyện nhà hiện nay là một nhiệm vụ khá nặng nề, không chỉ đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành mà còn đòi hỏi sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Dù chỉ là những bước đầu trên chặng đường còn lắm gian nan nhưng với sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm và đoàn kết thống nhất của đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, tin tưởng chắc chắn rằng phong trào thi đuaDân vận khéo trong thời gian tới sẽ đạt nhiều kết quả cao hơn, góp phần cùng Đảng bộ huyện thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Theo: tinhuyquangnam.vn
 Tags: dân vận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập181
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm147
  • Hôm nay22,188
  • Tháng hiện tại148,750
  • Tổng lượt truy cập85,055,786
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây