Học tập đạo đức HCM

Thanh Trì, diện mạo mới

Thứ năm - 19/09/2013 23:15
Nằm giáp các quận nội thành của TP.Hà Nội, Thanh Trì có nhiều lợi thế để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Sau hơn 2 năm xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống người dân được cải thiện đáng kể.

Nét nổi bật trong quá trình XDNTM ở Thanh Trì là chuyển các mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất theo quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân...

Thực hiện đề án XDNTM, Ban chỉ đạo XDNTM huyện đã chỉ đạo các phòng ban chức năng và các cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền nhằm huy động toàn dân chung sức XDNTM. Sau hơn hai năm triển khai chương trình, Thanh Trì đã hoàn thành quy hoạch tỷ lệ 1/5.000, là huyện đầu tiên của Thủ đô công bố quy hoạch điểm dân cư nông thôn tại 12/15 xã. So với bộ tiêu chí quốc gia về NTM, huyện đã cơ bản đạt 10 tiêu chí. 

Xác định hoàn thiện hệ thống hạ tầng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nên Thanh Trì đã dồn vốn cho việc xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Chỉ tính riêng trong năm 2011, ngoài nguồn vốn ngân sách, huyện đã huy động 242 doanh nghiệp tham gia đóng góp XDNTM với số tiền gần 11 tỷ đồng. Vận động nhân dân tham gia bằng cách hiến đất mở đường. Điển hình như tại các xã Ngũ Hiệp, Vạn Phúc, Liên Ninh, bà con đã hiến 1.136m2 đất để mở đường, đóng góp tiền xây dựng các di tích lịch sử, công trình công cộng với tổng trị giá 27 tỷ đồng. Riêng nhân dân hai xã Thanh Liệt, Đông Mỹ đóng góp 2,3 tỷ đồng trùng tu đình, chùa... 

Với quan điểm dân chủ, công khai, tất cả các công việc từ xây dựng đường giao thông, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa đều được các thôn, xã đưa ra các cuộc họp bàn, nhờ đó thu hút, tập trung được nguồn lực XDNTM. Trong năm 2012, Thanh Trì đã thực hiện 120 dự án, hạng mục XDNTM, trong đó phân bổ vốn cho 96 dự án với số tiền 334,645 tỷ đồng, hoàn thành và đưa vào sử dụng 39 dự án (15 dự án về giáo dục, 9 dự án hạ tầng giao thông, 8 dự án văn hóa, 6 dự án về nông nghiệp, thủy lợi...). Đồng thời chỉ đạo các xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng. Huyện đang phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội chỉ đạo sản xuất 148ha rau an toàn (RAT) tại hai xã Duyên Hà, Yên Mỹ; chuyển đổi 3,8ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại du lịch sinh thái tại các xã Tả Thanh Oai, Tân Triều và Tam Hiệp; thực hiện thành công ba mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu tại các xã Tam Hiệp, Tả Thanh Oai, Hữu Hòa. Đến nay, 15/15 xã của Thanh Trì đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch XDNTM. Nhìn chung, chất lượng, nội dung, tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra. 

Nhờ đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đưa các mô hình mới vào sản xuất nên năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp của Thanh Trì đạt 125.330 triệu đồng, tăng 4,75% so với năm 2008; thu nhập bình quân trên địa bàn đạt 21 triệu đồng/người. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được chính quyền các cấp và ngành chức năng quan tâm, chăm lo. Bình quân trong 5 năm qua, huyện đã tạo việc làm mới cho 2.615 lao động/năm, tăng khoảng 600 lao động/năm so với bình quân những năm trước. Đến nay, 100% số hộ được sử dụng điện an toàn từ hệ thống điện lưới quốc gia; 100% số xã trên địa bàn có hệ thống điện đạt chuẩn quốc gia; 15/15 xã được đầu tư hệ thống điện chiếu sáng nông thôn đồng bộ theo tiêu chuẩn ngành tại các trục đường giao thông thôn, xóm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; xóa bỏ 100% nhà tạm, nhà dột nát. Từ năm 2008 đến nay, huyện đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 296 căn nhà hư hỏng cho các hộ chính sách, hộ nghèo với kinh phí 10.360 triệu đồng; 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 41 trường (chiếm tỷ lệ 66%) đạt chuẩn quốc giahoàn thành đầu tư, đưa vào hoạt động 11 bể dạy bơi phòng chống đuối nước cho học sinh; hầu hết các thôn trên địa bàn đã có nhà văn hóa thôn để nhân dân tham gia sinh hoạt cộng đồng; 100% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó số hộ được dùng nước sạch đô thị đạt tỷ lệ 18%... Diện mạo nông thôn Thanh Trì có sự thay đổi rõ nét, tác động trực tiếp đến phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 

Thời gian tới, Thanh Trì sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, mũi nhọn là thủy sản, trồng RAT theo hướng hàng hóa, thân thiện với môi trường, từ đó tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, đẩy mạnh phát triển các làng nghề, chợ nông thôn, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2015 có 11 xã đạt tiêu chuẩn NTM; trên 80% hộ gia đình hội viên nông dân đăng ký tham gia phong trào sản xuất kinh doanh giỏi; giảm 150 hộ nghèo/năm; tỷ lệ hộ giàu tăng 1%; tăng cường tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tích cực vận động nông dân dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi… Đến năm 2017, 100% số xã trên địa bàn về đích trong XDNTM.

Thúy Hiền
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập451
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm448
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại858,418
  • Tổng lượt truy cập92,032,147
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây