Học tập đạo đức HCM

Thị trường BĐS: Vùng vẫy trong "băng"

Thứ ba - 13/03/2012 03:32
Các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đang tìm đủ mọi cách để "kéo" khách hàng về mình. Tuy nhiên, với sức mua hiện nay, dường như họ vẫn đang "vùng vẫy" dưới "lớp băng" do chính mình tạo ra - Thị trường BĐS vẫn chìm sâu, ảm đạm.
Tình hình tài chính ảm đạm
Hàng loạt thống kê cho thấy, tình hình tài chính của người mua nhà trở nên xấu đi, ngày càng xuất hiện nhiều chủ đầu tư tìm cách giảm nhẹ khó khăn của người mua nhằm kích thích sức mua.
Ngay với các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, các dữ liệu tài chính cũng không mấy khả quan. Căn cứ tổng hợp dữ liệu theo báo cáo tài chính cho tới quý 3/2011 của trên 100 doanh nghiệp bất động sản và có hoạt động liên quan đến bất động sản, thì nợ ngắn hạn đã chiếm hơn 55.000 tỉ đồng và nợ dài hạn là trên 85.000 tỉ đồng. Trong khi đó, số lượng hàng tồn kho của nhóm ngành này cũng đã tăng lên khá nhiều trong khoảng thời gian hơn hai năm qua. Các chuyên gia nhận định, với mức lãi vay trung bình trong thời gian qua là 20%/năm, sản phẩm không bán được, nguồn thu không có cộng với lãi ngân hàng có thể dẫn nhiều doanh nghiệp tới phá sản.
CBRE Việt Nam thống kê từ một số ngân hàng cho thấy, tình hình tài chính của người mua nhà xấu đi rõ nét vào thời điểm cuối năm 2011. Tỷ lệ các khoản vay mua nhà quá hạn thanh toán lên tới 10%, trong khi con số này chỉ là 5% hồi đầu năm và vượt xa ngưỡng an toàn 3%. Một điểm đáng lưu ý là nguồn chi trả chính cho các khoản vay mua nhà là doanh thu từ các hoạt động kinh doanh độc lập của người vay thay vì từ lương. Nguồn kinh doanh này đang bị thiếu hụt vì khó khăn của nền kinh tế nên khả năng chi trả của người mua kém đi.
 
Sàng lọc và chờ đợi
Trước những khó khăn nhìn thấy, nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS  đã phải tìm mọi cách để bán hàng. Tại Công ty bất động sản Eden Real tại TP.HCM, công tác sàng lọc được triển khai trong số hơn 500 bất động sản nhà phố và đất nền cùng hơn 15 dự án với hơn 1.000 căn hộ đang thi công, sắp hoàn thiện phần thô hay sẵn sàng giao nhà ngay với mức giá chỉ từ 300 triệu đồng trở lên đối với đất nền; dưới 2 tỉ đồng cho nhà phố và căn hộ. Phương thức thanh toán ưu đãi: Trả trước từ 40 - 50% và trả góp trong vòng từ 1 - 2 năm với lãi suất được hỗ trợ từ ngân hàng. Các sản phẩm này sẽ được công ty mở bán trong thời gian một tuần lễ vào giữa tháng 3 để khách hàng có nhiều hướng tiếp cận sao cho phù hợp với "túi tiền" của mình.
"Đại gia" Becamex TDC cũng vừa tung ra Chương trình bán hàng khá sốc với các dự án tại Bình Dương, khi công bố khách hàng mua nhà dự án Uni Tower chỉ cần thanh toán từ 4 - 10% giá trị hợp đồng, khách hàng có thể nhận nhà ngay trong năm 2012. Khoản tiền còn lại được chia thành 29 đợt nhỏ khác, thanh toán trong 54 tháng. Chủ đầu tư này còn sẵn sàng "chơi đẹp" dành tặng 200 vé máy bay cho khách hàng quan tâm vào thăm dự án và nhận vé khứ hồi nếu đăng ký mua nhà.
Công ty TNHH Lê Thành (TP.HCM) cho biết, từ quý 2/2012 sẽ chào bán 100 căn hộ của dự án Tháp đôi Lê Thành tại phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP.HCM, với giá 14 triệu đồng/m2, chưa tính VAT. Những khách hàng đã đóng 50% giá trị căn hộ tại thời điểm nhận nhà sẽ được hỗ trợ bằng việc trả góp 50% giá trị căn hộ còn lại trong năm năm với lãi suất cố định 12%/năm. Như vậy, sau khi nhận nhà, khách hàng đóng 10 - 11 triệu đồng mỗi tháng trong năm năm.
Việc giảm giá BĐS và tung các chiêu khuyến mãi, chào mời khách hàng thời gian qua cho thấy, sức chịu đựng của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đang dần rơi vào thế khó. Mặc dù vậy, dường như "sức khỏe" chung của nền kinh tế vẫn chưa khiến thị trường chuyển động theo hướng tích cực hơn. Bằng chứng là, dù giá căn hộ tại một số dự án sơ cấp ở TP.HCM tiếp tục áp dụng chương trình giảm giá xuống 20 - 30% nhưng giao dịch vẫn rất ít. Trong khi đó, con số tồn kho căn hộ ngày một lớn thêm - tăng lên hơn 18.000 căn hộ.
Sức mua của thị trường BĐS đang trong bối cảnh dò dẫm tìm đáy. Trong khi chờ thị trường tài chính tiền tệ phải trải qua cuộc "phẫu thuật" trong năm 2012 - điều này là không thể thay đổi - thì hiệu quả của nó chỉ có thể kỳ vọng sẽ bộc lộ vào cuối năm sau. Tất nhiên, tốc độ hồi sinh của thị trường BĐS còn phụ thuộc vào 3 yếu tố: Chính sách tài chính tiền tệ ổn định theo hướng "cứu"; tái cơ cấu nền kinh tế đem lại tâm lý tiêu dùng tích cực hơn và cuối cùng là tâm lý kỳ vọng giảm giá BĐS đến "vô cùng vô tận" của khách hàng sẽ không bị đóng neo vô định.
Theo Monre
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập816
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm815
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại759,611
  • Tổng lượt truy cập93,137,275
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây