Học tập đạo đức HCM

Thôn Thuyền Đỗ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 12/03/2013 21:40
Nằm trong mạch nguồn truyền thống của xã Thái Phúc (Thái Thụy), những năm qua, cán bộ và nhân dân 3 thôn trong xã (Bái Thượng, Ry Phúc và Thuyền Đỗ) có nhiều cố gắng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, trong đó tiêu biểu là thôn Thuyền Đỗ với cách làm và những thành tích đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Nông dân xã Thụy Phúc (Thái Thụy) tham gia làm thủy lợi nội đồng. Ảnh: Thành Tâm

Thụy Phúc (Thái Thụy) là xã nội đồng thuần nông, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, cán bộ và nhân dân nơi đây có truyền thống đoàn kết, anh dũng trong đấu tranh, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.

Xác định xây dựng NTM là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân, Ban chi ủy Chi bộ Thuyền Đỗ đã xác định giải pháp hàng đầu là tuyên truyền, vận động, phát huy quyền làm chủ của nhân dân từ đó khơi dậy và huy động sức dân cho các mục tiêu, nhiệm vụ. Thế mạnh của Chi bộ Thuyền Đỗ là đội ngũ đảng viên có tuổi đời bình quân gần 60; 23/36 đồng chí vinh dự được tặng huy hiệu 30, 40, 50 năm tuổi Đảng. Một thế mạnh khác là trình độ dân trí: kể cả con em các dòng họ đang sinh sống, công tác, học tập trong cả nước, Thuyền Đỗ có 1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 138 cử nhân đại học và 78 người có trình độ cao đẳng. Người dân Thuyền Đỗ một lòng theo Đảng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới của đất nước, tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhiệt tình hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Toàn thôn Thuyền Đỗ được chia thành 10 tổ dân cư theo khu vực ngõ xóm để thuận tiện cho việc quản lý, sinh hoạt; mỗi tổ lại cử ra tổ trưởng, tổ phó có trách nhiệm thông báo và đôn đốc bà con trong khu vực mình phụ trách. Mấy năm trước, việc tổ chức họp thôn gặp khó khăn do bà con tham gia không thật đầy đủ làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai các nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên, từ ngày chia thành tổ dân cư, bà con không những tham gia đầy đủ các buổi họp mà còn phát biểu sôi nổi, tìm phương pháp tốt nhất cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ - nhất là chương trình xây dựng NTM. Sau khi có nghị quyết của Chi bộ, Ban chi ủy phân công các đồng chí phụ trách tổ dân cư tổ chức họp triển khai chủ trương và bàn biện pháp thực hiện. Những việc liên quan đến tài chính, xây dựng, người dân trong thôn sẽ trực tiếp cử ra một tổ “chuyên trách” việc mua, bán nguyên vật liệu và tiền công thợ. Sau khi các công trình hoàn thành, tổ sẽ báo cáo quyết toán với nhân dân công khai, kịp thời, rõ ràng. Với cơ chế hỗ trợ của xã cùng với sự ủng hộ của con em các gia đình, từ cuối năm 2010 đến năm 2011 Thuyền Đỗ đã hoàn thành cứng hóa toàn bộ đường ngang, đường ngõ trong thôn với tổng chiều dài 2,5 km, kinh phí 500 triệu đồng.

Để bảo đảm độ rộng mặt đường tối thiểu là 5 mét theo tiêu chí NTM, cuối năm 2011, toàn thôn quyết định giải phóng mặt bằng hơn 600 mét đường. Đây là việc làm cực kỳ khó khăn vì kinh phí đền bù không có, trong khi đó lại phải phá dỡ nhiều tường vây, cổng nhà, công trình phụ của 31 hộ dân, có công trình trị giá cả chục triệu đồng. Quyết tâm làm, Chi bộ Thuyền Đỗ đã tổ chức họp bàn, thống nhất ra nghị quyết đồng thời cử ra Ban vận động do đồng chí Bí thư Chi bộ làm Trưởng ban, thành viên là cán  bộ Ban công tác mặt trận thôn và các đồng chí cán bộ xã cư trú tại địa bàn thôn. Ban vận động đã đi từng nhà tuyên truyền, cho dù lúc đầu gặp nhiều khó khăn, song với tinh thần trách nhiệm, các đảng viên được phân công phụ trách đã kiên trì giải thích, thuyết phục các hộ gia đình nhận thức rõ trách nhiệm và chung sức, đồng lòng vì phong trào chung. Khi tư tưởng được thông suốt, các hộ gia đình đã tự nguyện phá bỏ các công trình để mở rộng đường thôn. Nhiều hộ neo người, Chi bộ đã huy động lực lượng đến giúp. Chỉ trong vòng 1 tuần, đoạn đường trong làng đã thông thoáng, đúng tiêu chuẩn (rộng tối thiểu 5 mét), tất cả các hộ đều vui vẻ phá dỡ công trình mặc dù không có tiền đền bù, hỗ trợ. Ở Thuyền Đỗ, còn nhiều việc khác mà Chi bộ đã thành công trong huy động sự tham gia, đóng góp của nhân dân như xây nhà văn hóa thôn, đắp đường, ngày lao động XHCN…

Những kết quả mà Thuyền Đỗ đạt được là do Chi bộ thôn đã biết coi trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, triệt để thực hiện phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng; công khai tất cả các nội dung công việc; giải thích, giải quyết thấu đáo mọi thắc mắc, băn khoăn của nhân dân. Chính những yếu tố đó tạo thành sức mạnh đi đến thành công, không chỉ trong xây dựng NTM mà 5 năm liền Chi bộ thôn Thuyền Đỗ còn được công nhân danh hiệu “Chi bộ trong sạch vững mạnh”. Đồng chí Vũ Đình Lạc, Bí thư Chi bộ Thuyền Đỗ khiêm tốn cho rằng đây chỉ là vài việc nhỏ mà thôn đã và đang làm. Nhưng chúng tôi nghĩ khác, bởi chính từ những việc nhỏ đó, mỗi chi bộ sẽ làm tròn chức năng là cầu nối giữa Đảng với dân, để các nghị quyết của Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Minh Sơn
(baothaibinh.vn)

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập396
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm395
  • Hôm nay30,645
  • Tháng hiện tại157,207
  • Tổng lượt truy cập85,064,243
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây