Học tập đạo đức HCM

Thông tin không chính xác làm khổ nông dân

Thứ ba - 04/08/2015 00:16
Vừa qua, có thông tin ở một số vùng rau an toàn (RAT) của Hà Nội, người dân vẫn sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cực độc để phun cho rau.
 
Thu hoạch rau an toàn tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh. Ảnh: Phạm Hùng
Thu hoạch rau an toàn tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh. Ảnh: Phạm Hùng
Để làm rõ vấn đề này, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với ông Lê Xuân Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội.
Thưa ông, thông tin về việc người dân ở 2 địa phương sản xuất RAT là xã Tiền Yên (Hoài Đức) và xã Vân Nội (Đông Anh) sử dụng các loại thuốc cực độc để phun cho rau là đúng hay sai?
- Ngay khi nắm được thông tin phản ánh về việc người dân ở vùng sản xuất RAT: Tiền Yên (Hoài Đức), Vân Nội (Đông Anh) sử dụng thuốc BVTV cực độc để phun cho rau (theo nội dung bài báo “Tắm” thuốc cực độc cho rau sạch, đăng trên báo Nông thôn ngày nay, số 173, ra ngày 21/7/2015), Chi cục đã thành lập 2 đoàn kiểm tra thực tế 2 địa điểm sản xuất RAT như báo nêu. Qua kiểm tra, chúng tôi thấy việc người dân sử dụng thuốc BVTV để phun cho rau là có nhưng không phải loại cực độc. Chẳng hạn, kiểm tra thực tế tại khu đồng Bãi, thôn Tiền Lệ thuộc HTX RAT Tiền Lệ, xã Tiền Yên (Hoài Đức) cho thấy, các loại thuốc BVTV mà người dân sử dụng đều nằm trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam: Tospin M70WP, Ansuco 5WG, BaFurit 5WG… Đây là các loại thuốc BVTV thuộc nhóm độc 3 (độc trung bình) và độc 4 (độc ít) chứ không phải thuộc nhóm “cực độc”. Bên cạnh đó, người dân cũng sử dụng các loại phân bón lá: Acetamin 35 +10 +10 + TE, VinaF 30 – 20 – 10 + TE… Đây là các loại phân bón lá được đóng thành những gói nhỏ, sử dụng dưới dạng phun trực tiếp cho rau nhằm giúp cây xanh lá, tăng khả năng đậu quả... Như vậy, thông tin mà báo nêu là không đúng.
Xin ông cho biết thêm về các thông tin do một số nhân vật cung cấp được nêu trong bài báo?
- Tại buổi làm việc giữa Chi cục với 2 xã Vân Nội và Tiền Yên vào chiều 23/7, Chi cục đã nhận được kết quả xác minh của chính quyền 2 xã. Tại xã Vân Nội, ông Nguyễn Tôn Tính – Phó Chủ tịch UBND xã Vân Nội khẳng định, trên địa bàn xã không có người nào tên là Học; 2 nhân vật khác được nêu tên trong bài báo là “ông Toàn” và “chị Nguyễn Thị Lan”, xã cũng không xác định được danh tính. Về thông tin do bà Đỗ Thị Liên – Chủ nhiệm HTX RAT Đạo Đức, xã Vân Nội cung cấp, bà Liên cho biết, trưa 20/7, bà có trả lời phóng viên qua điện thoại về nội dung tình trạng vỏ bao bì thuốc BVTV xuất hiện nhiều trên các mương nước và ruộng sản xuất. Tuy nhiên, bà Liên khẳng định với phóng viên đây là vùng sản xuất luân canh cả rau và lúa nên một số vỏ bao bì thuốc BVTV còn trên đồng ruộng là do người dân sử dụng phun cho lúa. Tại thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên có 2 người tên Đức trùng với tên nhân vật bài báo nêu nhưng 2 người này đều cho biết không gặp và không trả lời với bất kỳ phóng viên cơ quan báo chí nào cả.
Cũng tại buổi làm việc, đại diện HTX RAT và bà con nông dân rất bức xúc về nội dung bài báo không đúng với thực tế sản xuất tại địa phương. Không những thế, thông tin đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất, tiêu thụ rau của địa phương. Cụ thể, với HTX RAT Tiền Lệ, một số hợp đồng mua RAT đã bị khách hàng hủy với khối lượng khoảng 2 tấn. Một số hộ dân không bán được rau tại chợ đầu mối, rau hỏng buộc phải bỏ đi khoảng 2 tấn. Vì vậy, sau khi kiểm tra thực tế, xác minh lại thông tin, chính quyền địa phương 2 xã Vân Nội và Tiền Yên sẽ gửi văn bản phản hồi lại với báo Nông thôn ngày nay. Về phía Chi cục, chúng tôi đã có văn bản báo cáo với Sở NN&PTNT để trình UBND TP.
Đây không phải là lần đầu tiên có thông tin phản ánh về việc người dân sử dụng thuốc BVTV cực độc để phun cho RAT. Để tránh lặp lại thông tin thất thiệt như vừa qua, xin ông cho biết tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn TP hiện nay?
- Đối với các cơ quan báo chí, truyền thông khi phản ánh thông tin cũng cần phải có sự phối hợp của cơ quan chuyên môn để có thông tin chính xác. Bởi, nếu báo chí thông tin không chính xác, không đầy đủ sẽ gây thiệt hại cho người sản xuất, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Cần phải nói thêm, trong tất cả các văn bản quy phạm của Nhà nước thì không có định nghĩa, khái niệm rau sạch mà chỉ có định nghĩa, khái niệm RAT. RAT là loại rau mà trong đó các chỉ tiêu ATTP phải đạt trong giới hạn tối đa cho phép được quy định trên rau. Một vấn đề khác, nhiều người nghĩ rằng, sản xuất RAT là không sử dụng thuốc hóa học. Thực chất, TP Hà Nội đang khuyến khích và hỗ trợ các vùng sản xuất RAT sử dụng thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, song người dân vẫn có thể sử dụng các lại thuốc BVTV trong danh mục với liều lượng cho phép.
Những năm qua, việc sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn TP đã có xu hướng giảm. Chỉ tính riêng trong năm 2014, cả nước nhập khẩu 116.000 tấn thuốc BVTV, trong đó, Hà Nội chỉ sử dụng 360 tấn. Con số này là thấp hơn rất nhiều so với trung bình sử dụng phân bón của các tỉnh, thành khác. Đáng chú ý, tỷ lệ sử dụng thuốc thảo mộc, sinh học của TP đạt gần 70%. Thực hiện Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT TP giai đoạn 2009 - 2015, hàng năm, Chi cục đã lấy hàng ngàn mẫu rau để phân tích, kiểm định chất lượng. Kết quả cho thấy, lượng rau có dư lượng thuốc BVTV vượt giới hạn cho phép chưa đến 1%.
Để hạn chế việc người dân lạm dụng thuốc BVTV, ảnh hưởng đến chất lượng các loại RAT, Chi cục BVTV đã có giải pháp gì?
- Để hạn chế việc lạm dụng thuốc BVTV của bà con nông dân tại các vùng sản xuất RAT, Chi cục khuyến cáo nông dân sử dụng các biện pháp canh tác tiến bộ như sử dụng bẫy, bả phòng trừ sâu hại. Khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”. Ngoài ra, Chi cục cũng hỗ trợ thùng chứa vỏ bao bì thuốc BVTV cho các xã thuộc vùng sản xuất RAT của TP với mức hỗ trợ 2 thùng/ha. Bên cạnh việc tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về sản xuất RAT, các văn bản pháp luật, văn bản quy định về VSATTP cho nông dân, Chi cục thường xuyên chỉ đạo các cán bộ BVTV cơ sở tham mưu cho chính quyền xã thành lập tổ kiểm tra, thường xuyên kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV tại địa phương. Đối với những trường hợp vi phạm sẽ thông báo công khai trên loa truyền thanh xã để tăng tính răn đe và hạn chế tái phạm.
Xin cảm ơn ông!
Hiện nay, toàn TP có 5.500ha RAT tại 21 vùng sản xuất, với gần 200ha RAT VietGAP, 2 vùng rau hữu cơ. Mạng lưới tiêu thụ RAT hiện có gần 60 cửa hàng, quầy bán RAT với sản lượng tiêu thụ trung bình 50 – 120kg/cửa hàng/ngày; 60 điểm siêu thị kinh doanh RAT, sản lượng bình quân từ 80 – 120kg/cửa hàng/ngày. Trong tháng 8/2015, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ chính thức công bố nhãn hiệu “RAT Hà Nội” nhằm đẩy mạnh việc sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn TP, đồng thời củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm RAT.
Ánh Ngọc thực hiện
nguồn: ktdt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay30,214
  • Tháng hiện tại223,307
  • Tổng lượt truy cập92,600,971
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây