Học tập đạo đức HCM

Thông tư 04 và những khó khăn của quỹ TDND

Thứ bảy - 29/07/2017 08:09
Ra đời từ năm 2015, Thông tư 04/2015/TT-NHNN (TT04) quy định về hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân (TDND) đã có nhiều điểm ưu việt, tạo nhiều lợi ích cho quỹ TDNN. Tuy nhiên, TT04 vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.

Cụ thể, như vấn đề thu hẹp địa bàn hoạt động, nhiều điều kiện nhiêu khê trong quá trình trở thành thành viên của quỹ TDND. Hay như vấn đề tổ chức đại hội thành viên, theo quy định không được ít hơn 200 đại biểu đối với quỹ TDND có trên 1.000 thành viên. Trong khi đó hầu như các quỹ TDND có thành viên khá lớn, để tập hợp thành viên họp đại hội thành viên là rất khó.

Những vướng mắc trong TT04

Hiện nay, trước những thách thức trong cuộc chạy đua lãi suất, huy động vốn, ngành kinh doanh tiền tệ đang gặp không ít những khó khăn và các tổ chức tín dụng không phải là ngoại lệ.

Tuy còn nhiều khó khăn, hạn chế, song những thành quả đạt được hệ thống quỹ TDND những năm qua đã khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở khu vực nông nghiệp nông thôn.

Mặc dù vậy, TT04 vẫn còn nhiều điểm vướng mắc, mà theo những người trong cuộc, đó chính là “điểm nghẽn” cần khơi thông, để giúp quỹ TDND hoạt động hiệu quả hơn. Đơn cử như Điều 28 trong Thông tư có quy định: Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu 300.000 đồng; mức vốn góp thường niên tối thiểu là 100.000 đồng.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định tổng mức góp vốn tối đa của một thành viên không được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ TDND tại thời điểm góp vốn. Như vậy, so với trước, mức vốn góp mới theo TT04 đã cao gấp 6 lần mức góp vốn tối thiểu quy định là 50.000 đồng.

Hay như vấn đề thu hẹp địa bàn hoạt động, tại thời điểm TT04 có hiệu lực thi hành, quỹ TDND đang hoạt động trên địa bàn xã liền kề xã nơi đặt trụ sở chính thuộc phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận, được tiếp tục hoạt động trên địa bàn hoạt động đó… mà quỹ TDND đặt trụ sở chính về việc đáp ứng từng điều kiện được hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.

Liên quan tới vấn đề điều kiện để trở thành thành viên cũng có nhiều điểm bất cập. Cụ thể, tại điểm a, điểm b, khoản 1, Điều 31, TT04 Quy định điều kiện để trở thành thành viên sẽ gây khó khăn cho hoạt động quỹ TDND, đặc biệt đối với các quỹ TDND ở địa bàn thành phố, do lượng dân nhập cư, lượng lao động đến từ các địa phương khác ngày càng gia tăng.

Không thể phủ nhận những tác động tích cực của hệ thống quỹ TDND

Xét thấy mọi người dân đang cư trú hợp pháp, sinh sống, làm việc trên địa bàn hoạt động của quỹ TDND đều có đóng góp cho sự phát triển của địa phương, do đó họ cũng có quyền lợi gia nhập thành viên, không phân biệt là họ có hộ khẩu thường trú hay không.

Mặt khác, việc phải chuyển tiếp theo Điều 48 TT04 rất bất hợp lý, vì các quỹ TDND lấy lý do nào để buộc họ ra khỏi thành viên đối với những thành viên mà trước đây họ chỉ đăng ký tạm trú, hoặc đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn (không có hộ khẩu thường trú).

Khơi thông điểm nghẽn

Trước những khó khăn đó, theo ghi nhận của PV, các quỹ TDND đưa ra kiến nghị nên giữ nguyên theo khoản 10, Điều 2, Nghị định 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 31/8/2001 vẫn còn hiệu lực và người dân nếu có sản xuất kinh doanh, làm việc trên địa bàn hoạt động của quỹ TDND đều có thể gia nhập thành viên. Hơn nữa, để cho hoạt động các quỹ TDND ổn định, phát triển, nên giữ nguyên tư cách các thành viên đã gia nhập trước ngày 1/6/2015.

Đồng thời, quỹ TDND kiến nghị thêm các xã liền kề nơi đặt trụ sở chính và liền kề phòng giao dịch (nếu có) thuộc phạm vi một huyện, một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận, được tiếp tục hoạt động trên địa bàn hoạt động đó.

Trên thực tế, nếu thực hiện theo TT04, quỹ TDND sẽ bị thu hẹp các xã không liền kề với trụ sở chính, trong khi quỹ TDND đã đầu tư mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà cửa khang trang ở trụ sở chính và phòng giao dịch, hoặc thuê văn phòng hợp đồng dài hạn, đào tạo nhân sự, nghiệp vụ… tốn rất nhiều chi phí.

Theo quy định của TT04, nếu thu hẹp địa bàn, nhiều thành viên sẽ không được vay vốn, dù họ không mất tư cách thành viên. Mặc dù số tiền mà các thành viên hay hộ cận nghèo vay là rất nhỏ, nhưng theo quy định sẽ không được cho vay. Quỹ TDND không giải thích được lý do tại sao không cho vay, họ sẽ bức xúc và các thành viên khác đang vay đồng loạt sẽ không trả tiền cho quỹ TDND.

Trong khi đó, thành viên thật sự rất cần vốn vay nhỏ lẻ mà các ngân hàng không phủ khắp, hoặc không đủ điều kiện tiếp cận vốn ở các ngân hàng thương mại. Như vậy, vô tình sẽ gây bất ổn cho các thành viên. Họ sẽ đi vay nặng lãi ở bên ngoài, đã khó khăn càng khó khăn hơn. Đồng thời, sẽ khiến tệ nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi ở địa phương có điều kiện phát triển.

Nhiều quỹ TDND khác lại cho rằng nên bỏ vốn góp thường niên hàng năm, vì nó làm xáo trộn vốn điều lệ, thành viên ra - vô khó xác định. Mặt khác, nên hạn chế mức vốn góp tối thiểu là 20% thay vì 10% như Thông tư quy định hiện nay.

Ngoài ra, điều kiện, tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ TDND tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ TDND là quá cao. Do lượng tiền gửi biến động theo nhu cầu sử dụng tiền của thành viên, nên các quỹ TDND kiến nghị giữ ở tỷ lệ là 30%.

Đại diện một quỹ TDND trên địa bàn Tp.HCM cho rằng: “Hiện tại, cái khó nhất vẫn là vấn đề tổ chức đại hội thành viên. Theo Luật HTX 2012 thì không được ít hơn 20% tổng số thành viên từ 1.000 trở lên. Đối với nhiều quỹ TDND hơn 4.000 thành viên, như vậy đại hội thành viên phải hơn 800 thành viên, hoặc là tối thiểu 200 thành viên tham gia họp là quá khó khăn đối với quỹ TDND”.

“Việc huy động các thành viên tham gia Đại hội đủ theo quy định là việc rất khó khăn và cũng không cần thiết, nhất là với những quỹ TDND khu vực sông nước, địa bàn phân tán và xa xôi, chưa kể phòng họp của UBND xã không đủ sức chứa.

Hơn nữa, kèm theo quy mô tổ chức lớn là các khoản kinh phí không nhỏ. Điều này vô tình tạo thêm áp lực đối với hoạt động của các quỹ TDND, vốn đã rất eo hẹp và khó khăn. Vì vậy nên sửa lại, giảm thành viên tham gia đại hội để giảm chi phí, cũng như địa điểm để phù hợp với năng lực của quỹ TDND”, vị này nêu ý kiến thêm.

Không thể phủ nhận những tác động tích cực do TT04 trong việc giúp củng cố hệ thống quỹ TDND hoạt động theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn, bảo đảm an toàn vốn cho cả người gửi và người đi vay. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, TT04 vẫn còn nhiều điểm bất cập, cần sớm ban hành các thông tư điều chỉnh hoạt động quỹ TDND sao cho phù hợp.

Bên cạnh đó, các văn bản cũng cần được nghiên cứu sát thực tế hơn, để hỗ trợ các quỹ TDND có điều kiện hoạt động ngày càng ổn định, hiệu quả và không ngừng phát triển.

Nguyễn Xuân
http://thoibaokinhdoanh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập352
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm347
  • Hôm nay32,755
  • Tháng hiện tại159,317
  • Tổng lượt truy cập85,066,353
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây