Học tập đạo đức HCM

Thực hiện ủy thác cho ND vay vốn: Tác dụng kép

Thứ tư - 18/07/2012 03:17
(Dân Việt) - Bà Nguyễn Thị Má - Trưởng ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân chia sẻ với NTNN về hoạt động ủy thác cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng CSXH với Hội ND.

Bà Má cho biết, ngày 10.4.2002, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ -TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Đây là chủ trương đúng, phù hợp với thực tiễn nước ta nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống và quan trọng nhất là thoát nghèo.

Các thành viên Tổ TT&VV Hội ND xã Quang Long, huyện Hạ Lang, Cao Bằng gửi tiềntiết kiệm vào Ngân hàng CSXH.

Bà đánh giá như thế nào về hiệu quả sau gần 10 năm Ngân hàng CSXH thực hiện ủy thác với Hội NDVN cho ND nghèo vay vốn?

- Ngay sau khi thành lập Ngân hàng CSXH, ngày 15.4.2003, Ngân hàng CSXH và Hội NDVN đã ký Văn bản liên tịch về tổ chức thực hiện ủy thác cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn. Sau gần 10 năm gắn bó, phối hợp giữa 2 đơn vị, nhiều hộ ND đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Qua chương trình phối hợp, cả 2 đơn vị đã thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó là chuyển tải vốn tín dụng chính sách của Nhà nước đến đúng đối tượng thuận lợi, nhanh chóng, an toàn.

Bà có thể nói rõ hơn về phương thức chuyển tải tín dụng chính sách mà 2 đơn vị đã thực hiện?

- Hội NDVN được Ngân hàng CSXH ủy thác 6 nội dung công việc trong quy trình cho vay vốn. Trong đó, việc thành lập các Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) và lựa chọn, bình xét đúng đối tượng là quan trọng nhất.

Sau khi được UBND cấp xã xác nhận, Ngân hàng CSXH sẽ tổ chức giải ngân cho người vay ngay tại cơ sở. Đến nay, Hội NDVN đã thành lập và đang quản lý69.000 tổ TK&VV, với trên 2,2 triệu hộ vay vốn dư nợ trên 36.000 tỷ đồng. Những tổ TK&VV đủ điều kiện, Ngân hàng CSXH còn ủy nhiệm để tổ thu lãi, thu tiết kiệm tự nguyện hàng tháng, đôn đốc hộ vay thực hiện trả nợ (gốc và lãi) đầy đủ, đúng hạn.

Tập hợp ND là nhiệm vụ của Hội. Hoạt động ủy thác cho vay vốn giúp Hội trong thực hiện nhiệm vụ này thế nào?

- Có thể nói, hiện nay ND vẫn chịu nhiều thiệt thòi, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Nội dung hoạt động hội gắn với việc mang lại lợi ích thiết thân cho ND thì việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sẽ dễ dàng hơn. Thông qua công tác ủy thác cho vay vốn, ND sẽ thấy quyền, lợi ích khi là hội viên Hội ND.

Nhưng thực tế, trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi vẫn còn không ít bất cập?

- Nguồn vốn của Nhà nước giao cho Ngân hàng CSXH thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đã tăng đáng kể, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu của các chương trình cho vay. Hiện nay bình quân một hộ nghèo mới được vay khoảng 15 triệu đồng, chưa đủ để tạo ra bước chuyển cơ bản trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác một số hộ nghèo có tâm lý ỷ lại, tuy đây chỉ là số rất nhỏ nhưng đã bắt đầu xuất hiện.

Mặt khác, theo chính sách, một số hộ nghèo có thể được hỗ trợ vốn từ nhiều chương trình cho vay của Ngân hàng CSXH như cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay chương trình nước sạch, vệ sinh, môi trường, làm nhà ở…

Nếu các hộ này không có kế hoạch tổ chức sản xuất tốt thì khả năng trả nợ sẽ gặp khó khăn. Một số địa phương tổ chức hội cũng chưa thực hiện tốt các công đoạn nhận ủy thác đã ký với Ngân hàng CSXH.

Theo bà, vốn vay ưu đãi có ý nghĩa như thế nào trong xây dựng nông thôn mới (NTM)?

- Chúng ta đã và đang tập trung rất nhiều nguồn lực cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM thì tiêu chí xóa đói giảm nghèo có vai trò trọng tâm. ND cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc thì chúng ta xây dựng NTM thế nào. Chính vì vậy, Ngân hàng CSXH Việt Nam là một công cụ đắc lực của Nhà nước trong quá trình xây dựng NTM, hiện đại hóa đất nước.

Xin cảm ơn bà!

Theo Danviet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,677
  • Tổng lượt truy cập92,007,406
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây