Ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp cùng các cấp, các ngành và doanh nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, đăng ký xây dựng cánh đồng lớn trong nông dân thông qua những hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp.
Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang tổ chức gần 150 cuộc chuyển giao kỹ thuật thâm canh tiên tiến gắn với tuyên truyền về lợi ích khi tham gia sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, thu hút gần 4.500 lượt nông dân tham gia.
Hình minh họa (Nguồn: Internet) |
Các hình thức liên kết sản xuất cánh đồng lớn, gồm: phương thức có đầu tư giống, vật tư nông nghiệp và thu mua lại sản phẩm; phương thức chỉ ký hợp đồng và thu mua lúa theo giá thị trường, không đầu tư giống và vật tư nông nghiệp; phương thức ký biên bản ghi nhớ đầu vụ và thu mua lúa vào cuối vụ.
Có đến 13 đơn vị, bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã và các cơ sở, đại lý vật tư nông nghiệp tham gia liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn với nông dân.
Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Tiền Giang còn ký hợp đồng cung ứng cho Công ty Lương thực Tiền Giang trên 29 tấn lúa giống OM 4900 phục vụ sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn tại các địa bàn vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang.
Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy đã liên kết sản xuất cánh đồng lớn trên diện tích 110 ha với một đại lý vật tư nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp. Đối tác ứng trước giống tốt (giống Đài Thơm 8) cho bà con sản xuất, đến kỳ thu hoạch thu mua theo giá thị trường nên nông dân rất an tâm.
Bản thân ông Chữ canh tác 2 ha giống Đài Thơm theo mô hình cánh đồng lớn. Trong vụ Hè Thu vừa qua, ông thu hoạch đạt năng suất 60 tạ/ha, đối tác thu mua với giá 5.500 đồng/kg (tương đương 110.000 đồng/giạ 20 kg). Sau khi trừ chi phí, ông thu lãi ròng khoảng 16 triệu đồng/ha.
Ông Lê Văn Chữ, Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy đánh giá, mô hình liên kết cánh đồng lớn mang lại cho cả nông dân và doanh nghiệp những lợi ích to lớn về nhiều mặt, bà con rất an tâm về đầu ra, không ngại điệp khúc "trúng mùa, rớt giá" như trước. Đây chính là cơ sở thực tế để các địa phương và bà con nông dân tiếp tục mở rộng việc liên kết sản xuất cánh đồng lớn trong vụ Đông xuân 2017 - 2018 cũng như những năm tiếp theo.
Việc thực hiện liên kết sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn được các ngành, các cấp và nông dân quan tâm, nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho hạt lúa hàng hóa, đồng thời đạt hiệu quả sản xuất cho người dân.
Trong vụ Hè thu 2017, nông dân Tiền Giang đã xuống giống được 69.500 ha, vượt 6,7% so với kế hoạch đề ra. Năng suất bình quân 53 tạ/ha và sản lượng cả vụ 370.000 tấn lúa.
Thùy Dung/nongthonviet.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã