Học tập đạo đức HCM

Tiên Yên đa dạng hóa nông nghiệp

Thứ hai - 12/08/2013 06:13
Đa dạng hóa nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

 

Tiên Yên là huyện miền núi, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, nhưng trình độ thâm canh của người nông dân chưa cao; các mặt hàng nông sản còn đơn điệu, hiệu quả kinh tế thấp nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tế đó, trong 3 năm qua, huyện đã tập trung triển khai rất nhiều mô hình phát triển sản xuất nhằm đa dạng hóa nền nông nghiệp, tiến tới nâng cao thu nhập và tạo thêm việc làm cho nông dân.

Ông Lý Văn Thắng, Phó Trưởng phòng NN-PTNT, thành viên BCĐ xây dựng NTM huyện Tiên Yên, cho biết: Chỉ tính riêng năm 2012, Phòng Nông nghiệp đã trích 15% nguồn vốn xây dựng NTM để phát triển sản xuất và triển khai 13 mô hình khuyến nông như trồng nấm Linh Chi; ổi không hạt, cam V2, khoai lang Nhật, lúa nếp cái hoa vàng, lúa tám thơm, nuôi tắc kè,  lai tạo dê địa phương, trồng cây sa nhân, nuôi cua thương phẩm, sử dụng chế phẩm sinh học cải tạo ao nuôi tôm. 9 mô hình được mở rộng sản xuất như lúa nhị ưu 838, ngô bầu, nuôi lợn rừng, lợn mường, cá rô đầu vuông, cá rô phi đơn tính, trồng mỡ, bakích, đào đá...

Theo kết quả đánh giá ban đầu, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế như trồng nấm linh chi, nuôi cua, trồng lúa,... cho năng suất cao, thể hiện tính thích ứng với điều kiện của vùng. Tuy nhiên, một số mô hình chưa đem lại hiệu quả như nuôi tắc kè...


Nhờ mạnh dạn chuyển đổi hình thức nuôi tôm quảng canh sang nuôi tôm xen canh với cua thương phẩm, đầm của anh Trần Văn Ninh thu được bộn tiền

Để góp phần chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, huyện đã tổ chức nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; triển khai các lớp tập huấn kỹ thuật, tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.

Từ các nguồn vốn của Đề án 1956, trong 2 năm 2011 - 2012, huyện Tiên Yên đã tổ chức được 19 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn. Các lớp học và mô hình này cơ bản đáp ứng được nhu cầu thực tế của bà con và được sự hưởng ứng nhiệt tình của chính quyền địa phương. Trong các lớp học đã triển khai, có 2 lớp dạy nghề nông nghiệp thành công và có hiệu quả, nhất là kỹ thuật trồng rau tại xã Tiên Lãng và kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Đông Ngũ (100% các học viên đều ứng dụng những kiến thức đã học vào sản xuất gia đình). Kết quả trên cho thấy những mô hình và các lớp dạy nghề hiện đang phát huy được hiệu quả tích cực.

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động cơ giới hóa nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu phát triển nông nghiệp gắn với cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ, năm 2012, huyện sử dụng nguồn vốn NTM hỗ trợ 39 máy phun thuốc trừ sâu cho 11 xã để dập dịch rầy nâu hại lúa và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; hỗ trợ 2 máy chế biến miến dong cho 2 xã Đại Dực, Đại Thành; 10 máy bơm nước phục vụ sản xuất. Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, phát triển công nghiệp nhằm bao tiêu sản phẩm nông nghiệp và quảng bá sản phẩm của huyện, đặc biệt là các sản phẩm thương hiệu như gà Tiên Yên, mật ong Tiên Yên,...

Năm 2010, toàn huyện có 38 trang trại, đến nay đã phát triển lên đến 56 trang trại, trong đó có 27 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo Thông tư 27 của Bộ NN-PTNT và có 2 hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

Với những nỗ lực mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng NTM, nhiều hộ đã phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập, một số hộ vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,3% năm 2011 xuống còn 10,37% năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tăng từ 7,77 triệu đồng năm 2010 lên 12,6 triệu đồng năm 2012.

Hải Lạng là xã điểm xây dựng NTM của huyện Tiên Yên. Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh đưa cây, con mới vào sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Ông Đinh Văn Khuây, Bí thư Đảng ủy xã Hải Lạng, cho biết: “Nông nghiệp được ưu tiên phát triển để ổn định cuộc sống. Ngư nghiệp được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để nhân dân làm giàu chính đáng”.

Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã khoảng 7.200 ha, trong đó diện tích nước lợ nuôi trồng thủy sản khoảng 1.800 ha. Trước đây, đa phần bà con thường nuôi tôm theo phương thức quảng canh nên lợi nhuận không cao. Từ năm 2012, xã được phân khai thử nghiệm mô hình nuôi cua thương phẩm xen tôm sú trên diện tích 1 ha với 2 hộ dân tham gia, huyện hỗ trợ 100% giống và 1 phần thức ăn.

Sau 4 tháng, cua cho thu hoạch với trọng lượng trung bình khoảng 0,4 - 0,6 kg; giá bán trên thị trường khoảng 290 - 300 ngàn đ/kg. Lãi suất ước đạt 60 - 70 triệu đ/hộ. Từ kết quả trên, năm 2013, có thêm 9 hộ tham gia thả nuôi tôm sú xen cua thương phẩm với diện tích khoảng 30 ha.

Anh Trần Văn Ninh, một trong những người đầu tiên tham gia nuôi cua thương phẩm xen tôm sú trong xã, chia sẻ: “Với diện tích đầm khoảng 6,2 ha, tôi thả khoảng 10.000 con cua giống (giá 5.000 đ/con). Thức ăn cho cua tốn rất ít, thỉnh thoảng mới cho ăn cá, tép nhưng tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Thu lãi khoảng 600 triệu đ/vụ. Đó là chưa kể những khoản thu khác từ tôm sú”.

Bên cạnh đó, xã Hải Lạng còn triển khai nhiều mô hình khác như mô hình nuôi cá rô phi đơn tính diện tích 1 ha với 3 hộ tham gia, huyện hỗ trợ 60% kinh phí với 30.000 con giống. Qua kiểm tra cho thấy, lãi suất đạt từ 15 - 20 triệu đồng/hộ.

Ông Khuây cho biết thêm, toàn xã có khoảng 300 ha trồng lúa. Nhưng vì thiếu nước nên chỉ 120 ha trong số đó cấy được 2 vụ, còn lại là 1 vụ, hiệu quả kinh tế thấp. Từ năm 2012, nhờ sự hỗ trợ giống của huyện, xã Hải Lạng đã chuyển đổi một phần diện tích đất lúa sang trồng ổi không hạt và cam V2 với diện tích 9 ha. Đến nay, cả 2 giống cây này đều phát triển rất tốt.

Những thành công đạt được trong việc đưa con giống, cây giống mới vào sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Yên nói chung, xã Hải Lạng nói riêng đã khẳng định hướng đi trên là đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM.

 

Năm 2013, huyện Tiên Yên chỉ đạo tập trung triển khai các đề án phát triển sản xuất lớn nhằm hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, trong đó ưu tiên các sản phẩm thế mạnh của địa phương như gà, mật ong Tiên Yên, phát triển đàn bò, đàn trâu, đàn dê; chuyển đổi cơ cấu rừng trồng, chuyển đổi đối tượng nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ thành lập hợp tác xã, tiếp tục hỗ... nhằm đa dạng hoá ngành nông nghiệp của địa phương.

Theo nongnghiep.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập312
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại838,459
  • Tổng lượt truy cập92,012,188
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây