Học tập đạo đức HCM

Tiếp nhận lưới điện hạ áp, điện lực Gia Lai áp sát tiêu chí số 4

Thứ ba - 16/10/2012 20:35
Theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM), tiêu chí thứ 4 quy định hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt từ 98%. Đối với tỉnh còn nghèo như Gia Lai, để hoàn thành tiêu chí này, cần có sự nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương và của chính ngành điện.

Đường dây cấp điện cho trạm biến áp Ju Dang, xã Ia Ka, Chư Păh.

Với sự đầu tư của Nhà nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), những năm qua, Gia Lai đã có nhiều dự án đầu tư về điện được thực hiện hiệu quả như: dự án cải tạo nâng cấp lưới điện thành phố Pleiku; dự án điện khí hóa xã Ya Ma và Biển Hồ (vốn ADB) 110,5 tỷ đồng; dự án năng lượng nông thôn (Ngân hàng Thế giới - WB) 84,8 tỷ đồng... Ngoài ra, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sửa chữa của ngành điện (hàng chục tỷ đồng/năm) cũng được dùng để cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện.

Từ chỗ hệ thống lưới điện cũ nát, manh mún thì nay đã được cải tạo thành một lưới điện thống nhất, kết nối và nhận điện từ hệ thống điện quốc gia qua 6 trạm biến áp 110kV có tổng dung lượng 213MVA. Bên cạnh đó, trên địa bàn còn có 26 nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, tổng công suất 197MW, nhà máy diesel Biển Hồ có công suất lắp đặt 8,1MW..., góp phần đảm bảo cấp điện đến 222/222 xã.

Thực hiện dự án cấp điện cho các thôn, buôn tại 5 tỉnh Tây Nguyên, Gia Lai tiếp tục được Nhà nước đầu tư thêm 357 tỷ đồng thông qua ngành điện để xây dựng 433,7km đường dây trung áp, 532,5km đường dây hạ áp, 261 trạm biến áp với tổng dung lượng 15.402 KVA… Các công trình này đã đáp ứng việc cấp điện cho 27.941 khách hàng tại 331 thôn, buôn trong tỉnh.

Trước năm 2005, lưới điện hạ áp tại Gia Lai được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn ngân sách, vốn vay, vốn hợp tác xã, vốn dân góp… Qua thời gian sử dụng, hệ thống điện này bị cũ nát, không đảm bảo an toàn, bán kính cấp điện lớn, độ tin cậy thấp, tổn thất điện năng trên 20%. Lúc bấy giờ, trên địa bàn tỉnh tồn tại nhiều tổ chức mua điện để bán điện trực tiếp cho nhân dân; lưới điện các tổ chức này quản lý không được cải tạo, nâng cấp, sửa chữa… Trước tình hình đó, Điện lực Gia Lai (nay là PC Gia Lai) đã báo cáo với UBND tỉnh, đề xuất tiếp nhận toàn bộ lưới điện để bán trực tiếp đến các hộ dân.

Trên cơ sở đó, ngày 23/2/2005, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 272/UB - CN gửi EVN về việc bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn để PC Gia Lai bán lẻ đến hộ tiêu thụ. Sau khi tiếp nhận, PC Gia Lai đã tập trung cải tạo, phát triển mới hệ thống điện cũ nát do các tổ chức địa phương bàn giao. Có thể nói, đây là thời điểm mà cán bộ, công nhân viên PC Gia Lai phải tập trung nhiều công sức, tiền của để cải tạo lưới điện, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an toàn cho khách hàng sử dụng điện.

 

Kết quả là, chỉ sau một thời gian ngắn, PC Gia Lai đã hoàn thành việc tiếp nhận lưới điện nông thôn, trở thành đơn vị đầu tiên của EVN tiếp nhận và hoàn thành việc chuyển giao quản lý, vận hành lưới điện cho ngành điện.

Đến nay, PC Gia Lai đã gây dựng được khối lượng tài sản quy mô lớn, gồm 3.960km đường dây trung áp, 3.656km đường dây hạ áp và 3.035 trạm biến áp phân phối; trực tiếp cung ứng điện cho trên 302.000 khách hàng; sản lượng điện hằng năm tăng từ 15-17%, cấp điện đến 100% số xã của tỉnh.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, nhất là cho phong trào XDNTM, lãnh đạo PC Gia Lai cho biết, trong giai đoạn tới, đơn vị sẽ tập trung xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, đơn vị sẽ phối hợp thực hiện 2 dự án là cấp và mở rộng lưới điện nông thôn tỉnh Gia Lai từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB, gồm xây dựng 117,6km đường dây trung áp, 500km đường dây hạ áp, 89 trạm biến áp phụ tải với tổng giá trị 183 tỷ đồng; dự án cải tạo, nâng cấp lưới điện phân phối nông thôn Gia Lai từ nguồn vốn vay Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) với tổng vốn đầu tư 3,5 triệu EUR (khoảng 91 tỷ đồng).

Công Hiền

 

Nguồn:kinhtenognthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại931,699
  • Tổng lượt truy cập92,105,428
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây