Học tập đạo đức HCM

Tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho làng nghề

Thứ hai - 17/06/2013 02:53
Sự phát triển của các làng nghề thời gian qua đã đồng hành cùng chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo nên diện nạo mới cho các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế hiện nay, nhiều làng nghề đã và đang suy giảm, thậm chí có nguy cơ mai một.


Tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn là nội dung được đưa ra tại hội nghị khách hàng các sản phẩm làng nghề Việt Nam do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tại làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông.
 
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông). Ảnh: Bá Hoạt
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông). Ảnh: Bá Hoạt

Vẫn gặp nhiều khó khăn

Với lịch sử hàng nghìn năm, làng lụa Vạn Phúc đã làm ra nhiều sản phẩm tinh xảo. Đầu thế kỷ XX, lụa Vạn Phúc còn được đưa sang một số nước Châu Âu triển lãm, được khách hàng quốc tế ưa chuộng.

Hiện Vạn Phúc có hơn 200 máy dệt, sản lượng 2 triệu mét lụa một năm, với hơn 100 cửa hàng kinh doanh, giới thiệu sản phẩm. Là người gắn bó với nghề dệt nhiều năm, nghệ nhân Đỗ Quang Hùng cho hay, lụa tơ tằm là loại hàng cầu kỳ và được làm thủ công 100%. Sợi tơ tằm có những tính năng quý như hút ẩm, khử mùi, chống tia cực tím… có màu sắc lung linh, tỏa sáng mà các chất liệu khác không có được. Trong sản xuất lụa tơ tằm, nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao trên giá thành sản phẩm. Hiện giá 1kg tơ tằm là 1,2 triệu đồng, sau khi chuội và nhuộm màu không phai thì giá thành là 1,8 triệu đồng/kg. Trong khi đó, lụa hàng pha giá chỉ 30-70 nghìn đồng/m. Do nguyên liệu đắt, sản xuất thủ công mất nhiều thời gian nên giá lụa tơ tằm thường cao. Hiện một mét lụa tơ tằm bán tại làng Vạn Phúc có giá 300-600 nghìn đồng, tùy vào họa tiết. "Để chạy theo thị trường, một số người đã làm hàng pha tơ bóng, pha sợi lanh nhằm hạ giá thành sản phẩm, nhưng khi bán lại không giải thích để người tiêu dùng hiểu, gây bức xúc trong du khách. Thậm chí, nhiều cửa hàng còn "nhập nhèm" giữa lụa Vạn Phúc với lụa Trung Quốc, làm ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín của làng nghề" - Ông Hùng bức xúc nói.

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Đào Thu Vịnh, Hà Nội là đất trăm nghề, nơi hội tụ và kết tinh nhiều nghề thủ công truyền thống, đặc sắc với 1.350 làng có nghề, trong đó có 281 làng nghề được công nhận theo tiêu chí. Hằng năm, làng nghề đóng góp khoảng 9% GDP toàn thành phố; giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động (chiếm hơn 64% số lao động toàn thành phố), với thu nhập bình quân đạt trên 25 triệu đồng/người/năm. Song có một thực tế, nhiều làng nghề đang suy giảm bởi chi phí sản xuất tăng cao, thị trường nhiều bất ổn; kỹ năng thiết kế mẫu mã sản phẩm cũng như khả năng nắm bắt thông tin thị trường yếu, khiến các cơ sở, doanh nghiệp chịu nhiều thua thiệt trên thương trường...

Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần cho biết, cả nước có 3.500 làng nghề và làng có nghề, trong đó có gần 2.000 làng nghề được công nhận, với khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau. Nhìn chung các làng nghề hiện đều lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tình trạng hàng hóa bị tồn đọng, khiến hàng triệu lao động mất việc làm.

Hỗ trợ bảo tồn và phát triển các làng nghề

Làng nghề đang gặp khó khăn, làm thế nào để các sản phẩm làng nghề tiếp cận được thị trường? Ai là những khách hàng tiềm năng của làng nghề? Các sản phẩm làng nghề Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chí gì để thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong nước và thế giới?… Đó là những câu hỏi lớn đang được đặt ra đối với các hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề.

Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần cho rằng, để giải quyết hàng loạt vấn đề về vốn, cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất, xử lý môi trường… các làng nghề đang trông đợi vào sự quan tâm của Nhà nước. Cùng với sự trợ giúp của Chính phủ, một số doanh nghiệp làng nghề đã chủ động tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, kiếm thêm bạn hàng, mở rộng thị trường để vươn lên. Nhiều hộ tại Vạn Phúc đã tự mày mò, tìm hướng đi mới như gia đình ông Hùng đã chuyển sang làm hàng sa tanh tơ tằm 100% chống nhăn và không phai màu, sản phẩm đã được người tiêu dùng biết đến. Đảng ủy, UBND phường cũng có chính sách hỗ trợ cho các gia đình làm hàng tơ tằm 100% để bảo tồn phát triển nghề; công nhận các cửa hàng kinh doanh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, dần dần loại bỏ các sản phẩm không phải tơ tằm ra khỏi các cửa hàng trên địa bàn làng nghề.

Lãnh đạo Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) gợi mở, thị trường EU với dân số trên 500 triệu người sẽ là nguồn tiêu thụ tiềm năng đối với sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên, để thâm nhập được vào thị trường này, cần lưu ý đây là một thị trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt, hệ thống luật pháp khá phức tạp, có nhiều rào cản về thương mại... Hơn nữa, đây là thị trường cao cấp, đòi hỏi khắt khe về an toàn vệ sinh, bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng, môi trường sinh thái… Nhiều ý kiến tại hội nghị cũng đã khuyến cáo các hộ sản xuất và làng nghề cần xây dựng và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tránh việc sao chép mẫu mã, tranh chấp bản quyền giữa các cá nhân và tổ chức.
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại851,621
  • Tổng lượt truy cập92,025,350
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây