Học tập đạo đức HCM

Tìm đầu ra cho sản xuất, kinh doanh rau an toàn: Nghịch lý bán - mua? (phsn 1)

Chủ nhật - 11/03/2012 11:58
Những năm gần đây, diện tích trồng rau an toàn (RAT) liên tục tăng lên, nhu cầu của người dân đối với nhóm hàng này cũng tăng rõ rệt. Tuy nhiên, có một thực trạng là người sản xuất mày mò tìm đường ra cho sản phẩm, còn người tiêu dùng lọ mọ tìm nơi bán.

Nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh đầu tư để phân phối sản phẩm ra thị trường, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn lại đóng cửa vì đơn giản kinh doanh rau sinh lãi ít, khâu lưu thông mặt hàng này còn gặp nhiều khó khăn. Chính thực tế đó đã dẫn tới tình trạng nơi cần không có hàng, nơi có hàng không được đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Phải chăng ngoài các trung tâm thương mại, siêu thị, RAT cần phải tiếp cận người tiêu dùng (NTD) bằng nhiều con đường khác nhau, kể cả việc đưa sản phẩm này ra… “sàn giao dịch”.

Có một thực tế là NTD ít có cơ hội tiếp cận với các kênh phân phối RAT. Một số DN nhỏ giao RAT tại gia đình. Vậy RAT đi đâu? Đó là các nhà hàng, khách sạn cao cấp, một phần nhỏ đến các bếp ăn tập thể, trường học, KCN. Còn đại bộ phận người dân muốn mua RAT chỉ có thể vào siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích mà khó có dịp mua được mặt hàng này tại các chợ truyền thống, các điểm kinh doanh nhỏ lẻ ở khu dân cư.

Người tiêu dùng muốn mua rau an toàn phải vào siêu thị. Ảnh: X.L
Người tiêu dùng muốn mua rau an toàn phải vào siêu thị. Ảnh: X.L

Người trồng, người bán không mặn mà với RAT

Theo đề án “Sản xuất và tiêu thụ RAT TP.Hà Nội giai đoạn 2009 – 2015” được UBND TP.Hà Nội phê duyệt, đến năm 2015 Hà Nội sẽ có khoảng 5.000 – 5.500ha RAT. Trong năm 2011, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội (BVTV HN) – Sở NNPTNT TP.Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện và các đơn vị trong ngành chỉ đạo sử dụng 3.255ha để trồng rau theo quy trình sản xuất RAT với sản lượng đạt khoảng 228.000 tấn/năm.

Với diện tích 3.255ha  thuộc 74 xã sản xuất theo quy trình RAT đều có cán bộ kỹ thuật chỉ đạo giám sát. Hà Nội hiện đang có 3 cấp độ RAT: Rau hữu cơ (diện tích khoảng 10ha trồng tại Sóc Sơn), RAT theo VietGAP 115ha và rau trồng theo quy trình an toàn.

Hiện nay những người trồng RAT ở Hà Nội được hỗ trợ hoàn toàn về chi phí xét nghiệm nguồn nước, các chỉ tiêu về đất và tiến tới có thể được hỗ trợ 30% thuốc BVTV và chế phẩm sử dụng để hỗ trợ chi phí sản xuất cho người nông dân. Với các hộ nông dân trồng theo quy trình VietGAP thì sẽ được bao tiêu đầu ra sản phẩm về giá và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản lý và sản xuất.

Còn đối với những người kinh doanh RAT được hỗ trợ tiền thuê mặt bằng kinh doanh 2.000.000đ/tháng. Tuy nhiên, rất nhiều người muốn kinh doanh RAT nhưng lại không mặn mà khi gặp phải thủ tục như: Phải có chứng nhận lấy rau từ vùng sản xuất an toàn và chứng nhận đăng ký kinh doanh RAT mới được nhận tiền hỗ trợ. Chính vì vậy từ năm 2010, trong số 122 điểm đăng ký kinh doanh RAT đến nay nhiều điểm đã hết hạn cấp giấy chứng nhận mà chủ hộ vẫn không xin đăng ký cấp lại.

Theo Sở NNPTNT TPHCM, năm 2011, diện tích gieo trồng rau tại TPHCM đạt 13.515ha. Trong số này, RAT là 13.245ha, sản lượng ước đạt 299.000 tấn, tăng 5,2% so với năm 2010. Nguồn rau trồng tại TPHCM chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của thành phố, còn lại chủ yếu nhập từ các tỉnh, thành và chỉ số ít là RAT trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hiện lượng RAT cung ứng cho thị trường sau hơn 10 năm qua mới đáp ứng khoảng 10% nhu cầu. Các điểm bán lẻ mặt hàng RAT dù đã tăng thêm nhiều so với những năm trước, nhưng chủ yếu vẫn chỉ bán tại các siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, Co.opfood, một số cửa hàng bình ổn và tại một số gian hàng ở rải rác các chợ ở khu vực trung tâm thành phố.

Bà Trần Thị Mai Trang - phòng tiếp thị - truyền thông hệ thống siêu thị Saigon Co.op - cho biết: “Hiện lượng RAT bán tại hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opfood trên cả nước đã tăng lên 100 tấn/ngày, tăng bình quân 20% qua mỗi năm”.

Cty rau quả của Vissan cũng cho biết, lượng RAT của đơn vị này tiêu thụ trên thị trường hiện nay đạt trung bình 20 tấn/ngày, phân phối qua hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý của Vissan. Trong khi đó, lượng RAT có mặt và được tiêu thụ tại các chợ bán lẻ ở TPHCM lại khá ít. Tuy nhiên, theo các HTX rau sạch, vấn đề ở đây không phải do các đơn vị chưa đưa hàng đến với các chợ mà do mặt hàng này khó tiêu thụ tại các chợ.

Khó phát triển mạng lưới phân phối

Khảo sát tại một số trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn TP.Hà Nội thì diện tích quầy hàng dành cho RAT rất khiêm tốn. Số lượng và chủng loại rau ít chỉ từ 5 – 6 loại rau như: Cải ngọt, bắp cải, su hào, rau muống... Theo đại diện các siêu thị cho biết: Doanh thu từ RAT chiếm tỉ lệ rất nhỏ, đây là mặt hàng kinh doanh chủ yếu vì mục đích làm phong phú nhóm hàng.

Một DN có ý tưởng kinh doanh RAT ở Hà Đông đã làm khảo sát thị trường cho thấy: Đời sống của người dân tăng cao, nhu cầu các sản phẩm sạch tăng đột biến, đặc biệt là khu vực thành thị.

Tuy nhiên khi đầu tư mạng lưới phân phối thì DN này gặp không ít rào cản. Nếu đưa ra vào siêu thị, trung tâm thương mại thì lượng hàng tiêu thụ không nhiều (chủ yếu NTD vào siêu thị mua nhiều hàng hóa, trong đó có thể lựa chọn RAT chứ không phải vào siêu thị, trung tâm thương mại chỉ để mua RAT).

Trong khi đó, DN muốn rau vào siêu thị, trung tâm thương mại thì ngoài các hóa đơn chứng từ cần thiết, tình trạng ký gửi hàng chiếm tới hơn 90%. Chính vì vậy, nhiều DN phát hoảng khi đưa RAT vào đây chỉ thấy lỗ vì tình trạng “sáng rau, chiều rác” diễn ra thường xuyên. Ông Lê Hồng Minh – Phó chủ nhiệm HTX Lĩnh Nam (HN) - cho biết: “Với diện tích khoảng 100ha, bà con nông dân Lĩnh Nam sản xuất rau theo quy trình RAT để tăng thêm thu nhập. Chủ yếu 1 – 1,5 tấn rau  do HTX sản xuất, ngoài ra còn thu mua thêm RAT của bà con với số lượng từ 3 – 4 tấn/ngày. Lượng RAT được cung cấp theo hợp đồng cho gần 20 điểm trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, điểm kinh doanh, số lượng RAT bán lẻ cho người nội trợ rất ít”.

Theo ông Đàm Văn Thanh – thôn Trung Quan, xã Văn Đức, Gia Lâm: “Nếu trồng rau theo đúng quy trình sản xuất RAT thì giá thành hiện tại vẫn thấp hơn so với chi phí mà người nông dân bỏ ra. Nếu không có sự hỗ trợ thì người nông dân sẽ không dành diện tích trồng RAT được”.

Xuân Long – Mộng Thoa

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập213
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm212
  • Hôm nay38,556
  • Tháng hiện tại813,834
  • Tổng lượt truy cập91,987,563
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây