Học tập đạo đức HCM

Tín dụng phi sản xuất: Cửa mở nhưng lựa khách vào

Thứ hai - 14/01/2013 03:34
Đưa ra định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt 12% cùng với đó là lời hứa không kiểm soát tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích, mở cửa tín dụng cá nhân vay mua nhà đang hút nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau.
Tháo gông tín dụng lĩnh vực không khuyến khích
 
Lời hứa giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn lần lượt được các lãnh đạo đầu ngành tuyên bố. Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình nói: NHNN tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD để đảm bảo mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả;  không kiểm soát tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích.
 
Đồng thời NHNN cũng sẽ dành 20.000 – 40.000 tỷ đồng với thời hạn tối đa 10 năm để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước cho vay mua nhà.
 
Còn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh: "Năm 2013 sẽ có 1 gói kích thích kinh tế, tuy không sử dụng ngân sách nhà nước nhưng sẽ thông qua các ngân hàng và tổ chức tín dụng để tăng bơm tín dụng cho doanh nghiệp”. Năm 2013, doanh nghiệp nội địa phải được quan tâm nhiều hơn.
 
Về cơ bản những giải pháp được nhắc tới đều hướng tới giải quyết những khó khăn của nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp khi tiếp cận thông tin kỳ vọng nhưng cũng không ít người "thờ ơ”.
Ông Phạm Tuấn, giám đốc Công ty TNHH thiết bị Công nghiệp Anh Vũ khẳng định, cho biết: điều quan trọng nhất cần làm là hạ chi phí vay vốn của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đang phải tiếp cận vốn theo kiểu nhất thân nhì quen. Do vậy chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu.
 
Đứng ở góc độ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thiết bị trường học (phố Lý Nam Đế - Hà Nội), anh Văn Ngọc nói: lãi suất phải xuống thấp và cung tiền cần nới lỏng để doanh nghiệp tư nhân và các hộ gia đình có tài sản thế chấp có thể vay vốn dễ dàng. Những trường hợp làm ăn thực sự tốt thì kể cả không cần tài sản thế chấp cũng cần được chính quyền quan tâm bảo lãnh để được vay vốn.
 
Anh Ngọc cũng đồng tình cho rằng, hiện nay chi phí này quá cao trong khi năng suất lao động của doanh nghiệp lại rất thấp, khiến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh, xuất khẩu không thể tăng nhanh. Đặc biệt là các doanh nghiệp FDI hiện được công ty mẹ ở nước ngoài cho vay vốn lãi suất thấp chỉ 1 đến vài % /năm. Bởi vậy doanh nghiệp nội đuối sức khi phải cạnh tranh với khối này.
 
Trong khi đó bình luận về việc mở cửa tín dụng cho cá nhân vay mua nhà, chị Thu Trang  (Khương Đình - Hà Nội) cho biết: "Gia đình tôi đang định mua một căn hộ chung cư mới chuẩn bị được hơn 800 triệu, còn khoảng 400 triệu đồng nữa đang tính vay ngân hàng. Tuy nhiên tôi cũng nhận được nhiều lời khuyên từ mọi người là cần xem xét kỹ trước khi vay bởi điều kiện của các ngân hàng tương đối khắt khe, nếu muốn trả nợ trước hạn cũng sẽ bị tính phí.
 
Chưa hết, nhiều người lại lo ngại về những thủ tục vay vốn khá phức tạp: "Để ngân hàng giải ngân cần rất nhiều giấy tờ thủ tục, từ chứng minh thư, hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho đến hợp đồng lao động, giấy xác nhận của đơn vị về chức vụ và mức lương, sao kê tài khoản ngân hàng hoặc bảng kê lương 3 tháng gần nhất, và các giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn…”. Cửa tín dụng mở nhưng cũng lựa khách vào.
 
Để nước không chảy chỗ trũng
 
Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh khẳng định: câu chuyện quan trọng trong năm 2013 không phải là bơm vốn, hay đẩy vốn giá rẻ nữa mà phải tính đến cách thức và chất lượng vốn như thế nào.
 
Ông dẫn chứng, chẳng hạn như với bất động sản thời điểm này lại tiếp tục đổ vốn thì bong bóng sẽ lại phát sinh, giá nhà đất không thể hạ thấp được nữa. Có nghĩa là tạo những điều kiện để lặp lại chu kỳ tăng trưởng không an toàn.
 
Giới chuyên gia cũng khẳng định, phải gây dựng niềm tin cho doanh nghiệp cũng như cá nhân. Mục tiêu của Chính phủ "trúng” nhưng vấn đề là tổ chức thực hiện ra sao, ai là người thực hiện, thực hiện như thế nào (?). Nếu không có sự quan tâm thực hiện thì những mục tiêu tốt sẽ mãi trên giấy”.
 
Nguồn lực Nhà nước phải phân bổ hợp lý, tập trung vào giải quyết môi trường, đời sống và công ăn việc làm. Chúng ta vẫn nói phải đầu tư cho sản xuất, phá băng bất động sản, gỡ nợ xấu nhưng chưa tạo ra được sự yên tâm, tin tưởng. Đừng để lặp lại những vết xe đổ, nước chảy chỗ trũng hay kiểu kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra - một chuyên gia kinh tế cho biết.
Hồ Hương
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay60,379
  • Tháng hiện tại891,106
  • Tổng lượt truy cập92,064,835
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây