Học tập đạo đức HCM

“Trèo đèo, lội suối” xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 24/01/2014 20:16
Với những xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn, để trở thành xã nông thôn mới vẫn còn nhiều thử thách ở phía trước.


Quang Hiến là một trong hai xã của huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới. Đến cuối năm 2013, Quang Hiến đã cơ bản hoàn thành 4 tiêu chí (giao thông, điện, trường học, môi trường) và được huyện giao đến năm 2017 hoàn thành tất cả 19 tiêu chí. Tuy nhiên, với một xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp thì công cuộc “trèo đèo, vượt suối” để trở thành xã nông thôn mới vẫn còn nhiều thử thách ở phía trước.

 

Chiến dịch “rỉ tai” về nông thôn mới

Anh Lê Đức Tiến, Chủ tịch UBND xã Quang Hiến cho biết, làm nông thôn mới ở Quang Hiến nói riêng, các xã miền núi nói chung, việc huy động vật chất, kinh phí không khó bằng thay đổi nhận thức của người dân. Các chương trình, dự án của địa phương từ trước đến giờ đều được tài trợ, do đó tư tưởng trông chờ từ Chính phủ đã trở thành “thâm căn cố đế” đối với phần lớn người dân nơi đây, từ đó chuyện ỷ lại, trông ngóng trợ cấp trở thành “chuyện thường ngày” ở bản làng.

Cổng làng văn hóa thôn Bàn, xã Quang Hiến

“Người dân không có quan niệm nông thôn mới hay nông thôn cũ gì cả. Họ chỉ biết hàng ngày ra đồng, lên rừng kiếm gì bán ăn trong ngày là ổn rồi. Vì thế, chuyện thay đổi nhận thức đối với người dân được lãnh đạo xã quan tâm thực hiện đầu tiên” – anh Lê Đức Tiến giãi bày. Thế là chiến dịch tuyên truyền giải thích “thế nào là nông thôn mới” được đề ra.

“Có mỗi việc này” mà xã đã phải xây dựng kế hoạch, triển khai rầm rộ, từ làm pa-nô, áp phích… Dù ngân sách xã eo hẹp, nhưng vẫn phải dành để sửa chữa loa truyền thanh cho việc đọc, phát hàng ngày, hàng tuần giải thích “thế nào là nông thôn mới”. Xã cũng triển khai 5 cụm pa-nô, trong đó tập trung tuyên truyền nông thôn mới là gì, ai là chủ thể của nông thôn mới và phải làm thế nào để đạt được tiêu chí này...

Điều quan trọng là phải làm cho dân hiểu được xây dựng nông thôn mới là cho chính bà con, bà con là chủ thể, là người trực tiếp tham gia và tự quản. Các tổ chức đoàn thể ở từng thôn, bản cũng trực tiếp vào cuộc, “rỉ tai” dân về “nông thôn mới ở xã nhà ta” là như thế nào, cũng như đồng bào được hưởng lợi gì khi xã trở thành điểm sáng của huyện, tỉnh…

 

Xã không cầm tiền của dân

 

Anh Lê Đức Tiến, Chủ tịch UBND xã Quang Hiến

Quang Hiến có khoảng 4.600 nhân khẩu, chủ yếu là người Thái (trên 50%), bên cạnh đó là người Mường, một số người Hoa. Nắm bắt được tâm lý bà con, khi tư tưởng đã thông thì nhiệt tình ủng hộ. Tuy nhiên, do đời sống nhân dân còn thiếu thốn, nên việc vận động bà con tham gia đóng góp không phải chuyện dễ dàng. Huyện Lang Chánh tài trợ cho 100 tấn xi măng một năm, còn đâu là sức dân được huy động đóng góp để làm đường giao thông, thủy lợi, vệ sinh môi trường, xây dựng trường chuẩn quốc gia…

Lãnh đạo xã xác định, xây dựng nông thôn mới ở Quang Hiến có nhiều điểm khác biệt với các xã đồng bằng trong tỉnh, cần sự linh hoạt cho phù hợp với địa phương cũng như tập quán của đồng bào. Xã chủ trương chỉ giám sát, còn giao hết xuống cho bà con nhân dân tự làm, tự bình bầu ban quản lý, tự thi công. Xã không cầm tiền của dân mà để dân tự chủ, bảo đảm công khai, dân chủ. Tiêu chí quan trọng là minh bạch từ trên xuống dưới.

Anh Lê Đức Tiến chia sẻ: “Ví dụ, chúng tôi công khai là làm con đường 1km này hết bao nhiêu xi măng, Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền, cộng với bà con đóng góp được bao nhiêu, sau đó chia ra trên đầu hộ. Một số thôn làm theo cách là Bí thư chi bộ, cán bộ thôn không tham gia ban quản lý mà để dân bầu ra 3 người họ tin tưởng nhất; các ban ngành và xã chỉ có chức năng giám sát, làm cầu nối để xây dựng các phương án, thủ tục thanh quyết toán”.

Với những "con đường" như thế này, việc tới đích xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi sẽ còn vô cùng gian nan

Phó Chủ tịch UBND xã Quang Hiến – anh Phạm Thanh Tùng, một trong những cán bộ thuộc 600 trí thức về làm Phó Chủ tịch các xã nghèo, phụ trách mảng văn xã cho biết thêm: Để nói với dân là xây dựng xã văn hóa theo tiêu chí nông thôn mới về “lý thuyết” thì dân không hiểu. Vì thế, cán bộ xã và các ban ngành, đoàn thể phải chứng minh cho bà con thấy, “xã mình” văn hóa tức là không còn tình trạng thanh niên đánh nhau, chồng say rượu đánh vợ, ai cũng muốn sống chan hòa, hạnh phúc, lo làm ăn; thôn nào cũng có nhà văn hóa để bà con được giao lưu, ca hát… Với bà con ở đây cái gì cũng phải cụ thể, nhìn thấy thì họ mới tin tưởng và làm theo.

 

Nông thôn mới ở miền núi cần “linh hoạt”

Đến cuối năm 2013, đã có 8 trên 11 thôn của Quang Hiến đã triển khai xây dựng đường bê tông, 2 thôn đang tiếp tục và 1 thôn còn quá khó khăn vì đường sá không thể chở nguyên vật liệu vào được.

Lãnh đạo xã cho rằng, để thực hiện 19 tiêu chí được giao vào năm 2017, xã còn gặp không ít khó khăn, đó là ngân sách được cấp hạn chế trong khi dân chỉ có thể hiến đất và sẵn lòng nhiệt tình. Tình trạng dân cư thưa thớt, có thôn ở xa, đường sá đi lại hết sức khó khăn nên bài toán bê tông hóa vẫn chưa tìm ra lời giải.

Ông Phạm Đăng Lực, Phó Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh cho biết, xây dựng nông thôn mới ở miền núi nói chung, xứ Thanh nói riêng, là chủ trương lớn của Đảng, huyện rất chú ý công tác vận động tuyên truyền cho bà con, coi nhân dân là chủ thể huy động sức dân và dân hưởng lợi, làm do dân làng chứ không phải ai khác. Từ đó để nhân dân chuyển từ thụ động, tức trông chờ Nhà nước, sang hướng tích cực, chủ động xây dựng nông nôn mới.

Ông Phạm Đăng Lực, Phó Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh

Ông Phạm Đăng Lực cũng thừa nhận, để thực hiện đủ 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở Quang Hiến cũng như các địa phương miền núi là rất khó khăn, có tiêu chí chưa thực sự phù hợp với điều kiện ở đây.

Phó Chủ tịch huyện Lang Chánh chia sẻ: “Riêng chuyện đường sá đã gặp khó khăn, vì dân cư rất thưa thớt, khoảng cách từ nhà nọ tới nhà kia có khi hàng cây số. Việc dồn điền đổi thửa ở miền núi chỉ có thể thực hiện ở những chỗ phù hợp nhất, chứ ruộng bậc thang chẳng hạn thì dồn thế nào. Bên cạnh đó là thu nhập bình quân đầu người theo tiêu chí, hay cơ cấu lao động là rất khó. Ví dụ ở Quang Hiến, không nhất thiết phải đầu tư xây dựng chợ, mà có thể hình thành một điểm giao lưu hàng hóa chẳng hạn. Do xã giáp với trung tâm huyện và nhân dân từ lâu đã có thói quen đi chợ huyện, bởi chợ ở miền núi phải mang văn hóa vùng miền, cũng như phải có quá trình hình thành lâu dài”./.

Lại Thìn-Minh Hòa
Nguồn VOV online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập348
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,454
  • Tổng lượt truy cập92,007,183
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây