Học tập đạo đức HCM

Tư duy làm nông nghiệp mới

Thứ sáu - 07/04/2017 09:32
Tháng 4/2017, khi dưa hấu Quảng Ngãi chưa kịp giải cứu xong thì tại Nghệ An, phong trào giải cứu hành tăm lại bắt đầu. Như vậy, mới qua hơn 3 tháng đầu năm đã có 4 mặt hàng nông sản gồm gừng, chuối, dưa hấu, hành tăm được cộng đồng giải cứu.

Thực tế trên cho thấy, đầu tư sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ cao hiện nóng hơn bao giờ hết.

Dễ nhận thấy rằng, điểm chung của một số mặt hàng nông sản được giải cứu thời gian qua là lượng trồng tự phát lớn, thời điểm thu hoạch rộ ngắn, mặt hàng khó bảo quản, phụ thuộc vào thị trường bên ngoài… Đây là những điểm yếu cố hữu cần sớm khắc phục.

Thứ nhất, công tác xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu còn hạn chế. Nhiều loại nông sản xuất khẩu của nước ta vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thị trường bên ngoài, đi bằng con đường tiểu ngạch, giá thấp, rủi ro lại cao và thường xuyên rơi vào cảnh quá tải, bị ép giá.

.
Nếu được sự tư vấn, hỗ trợ, người nông dân sẽ sản xuất theo định hướng, theo tín hiệu thị trường, chứ không theo quan sát tự thân, theo phong trào như hiện nay

Thứ hai, mạng lưới phân phối trong nước hiện có quá nhiều tầng nấc trung gian, khiến giá hàng hóa bị đội lên nhiều lần. Đơn cử, giá dưa hấu bán tại ruộng của nông dân là 2.000 đồng/kg, nhưng giá bán tại các chợ đầu mối lớn tại Hà Nội lên tới 15.000 - 17.000 đồng/kg. Giá thịt lợn hơi đang rớt xuống còn 30.000 đồng/kg, song người dân vẫn phải mua thịt lợn thành phẩm bán tại sạp với giá hơn 100.000 đồng/kg.

Thứ ba, công tác quản lý quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch còn yếu, tình trạng phá vỡ quy hoạch thường xuyên xảy ra với đa số mặt hàng như dưa hấu, sắn, mía, cao su, cà phê, thanh long, vải… Dù cơ quan chức năng nhiều lần nhắc nhở địa phương, song tình trạng này vẫn tái diễn vì nông dân không làm theo khuyến cáo. Nói cách khác, tình trạng phá vỡ quy hoạch, ế thừa nông sản cũng một phần do lỗi của người nông dân.

Thứ tư, công nghệ chế biến còn kém, khiến nông sản làm ra có giá trị thấp, bị sức ép về tiêu thụ.

Nguyên nhân cốt lõi dẫn tới những hạn chế này là do liên kết chuỗi còn lỏng, mạnh ai nấy nuôi - trồng, mạnh ai nấy bán.

Có lẽ cách duy nhất để giải bài toán này là xây dựng, vừa phát huy các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp sản xuất, giữa nhà sản xuất với nhà phân phối, rút ngắn các khâu trung gian để giảm giá thành. 

Một khi liên kết chuỗi được thực thi nghiêm túc, thì người nông dân sẽ sản xuất theo định hướng, theo tín hiệu thị trường, chứ không theo quan sát tự thân, theo phong trào. 

Đáng mừng là ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp sạch với quy trình khép kín, ứng dụng công nghệ cao. Sự chuyển hướng tích cực này của doanh nghiệp xuất phát từ sức ép rất lớn của thị trường trong nước và quốc tế, khi khách hàng ngày càng khó tính, nhu cầu thực phẩm sạch, thực phẩm có thương hiệu ngày càng tăng. Song điều quan trọng là các doanh nghiệp phải kết nối tốt với hàng triệu hộ nông dân, giúp người nông dân thay đổi cách thức sản xuất, cùng tham gia vào chuỗi giá trị. Cũng bởi vậy, các chính sách đưa ra không chỉ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, mà phải khuyến khích được sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân.

Thưc tế cho thấy, nếu thiếu chính sách đúng đắn, thì liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân sẽ khó bền vững. Đương nhiên, để khuyến khích nông dân, doanh nghiệp liên kết đầu tư sản xuất theo chuỗi giá trị, Nhà nước cũng cần có những chế tài đủ mạnh để xử lý thực phẩm bẩn, bảo vệ nông sản sạch, không để “vàng thau lẫn lộn”, khiến doanh nghiệp và người dân làm ăn nghiêm túc bị thiệt thòi.

Trần Mạnh
http://baodautu.vn
 Tags: giải cứu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại242,190
  • Tổng lượt truy cập85,149,226
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây