Học tập đạo đức HCM

Từ tay trắng đến ông chủ sản xuất viên nén ươm hạt có doanh thu trên 3 tỷ đồng

Thứ ba - 13/03/2018 22:54
Không có vốn, nhưng bằng sự đam mê và ham học hỏi, Phạm Văn Minh từng bước gây dựng nên doanh nghiệp có doanh thu trên 3 tỷ đồng.

Sản phẩm viên nén ươm hạt do Minh phân phối đạt Top 30 Sản phẩm - dịch vụ tốt nhất vì người tiêu dùng năm 2017. Đây cũng là một trong năm doanh nghiệp đại diện đoàn Việt Nam tham gia hội chợ Nông nghiệp - Thương mại ASEAN tại Thái Lan hồi cuối năm 2016.

Xuất thân trong gia đình không mấy khá giả, từ nhỏ, Minh đã quen với việc theo mẹ ra chợ bán rau cũng như hiểu được giá trị việc kinh doanh mang lại. Niềm yêu thích buôn bán của chàng trai Hà Nam nảy sinh từ sớm.

Năm thứ hai khi đang theo học kinh tế Đại học Mở TP HCM, cậu đã có dự án kinh doanh đầu tiên - bán sách và tài liệu photo. Cậu được bầu làm lớp trưởng, nên thường được giảng viên giao cho sách hoặc tài liệu để đi photo cho cả lớp. Với bản tính nhanh nhạy của mình, anh nhận thấy đây là cơ hội có thể kinh doanh, kiếm thêm tiền trang trải học phí.

 

Phạm Văn Minh bên giàn rau thủy canh sử dụng viên nén ươm hạt làm giá thể. Ảnh: NVCC.

Minh làm việc với các cửa hàng photocopy gần trường, và xin được giá sỉ. Tài liệu của cậu bán có giá thấp hơn cả giá bán của các cửa hàng tự photo rồi bán cho sinh viên. Minh cũng rất siêng năng, tìm tòi sách và tài liệu cho từng môn học sắp mở lớp. Nhờ đó, "khách hàng" của Minh cứ thế tăng dần. Lúc đầu chỉ bạn bè cùng lớp, sau đến cả khối, rồi mở rộng ra các lớp khóa trên, khóa dưới. Lúc đỉnh điểm, cậu có thể kiếm thêm 5 - 7 triệu đồng từ tiền bán sách sau mỗi khóa học.

Ngồi kể lại, ánh mắt anh chàng không giấu được niềm tự hào về công việc "làm ăn" thời đại học. Cậu cho biết, việc làm thêm này đã mang đến những bài học kinh doanh quý báu và đầy thực tiễn. Với sỉ số mỗi lớp 100-150 sinh viên, Minh tính toán chỉ 70% trong số đó sẽ mua sách của mình. Không có vốn, cậu đứng lên kêu gọi mọi người đăng ký, đóng tiền trước; hoặc xin các cửa hàng photo cho nợ, đến khi bán sách xong mới trả. Các khái niệm như đánh giá nhu cầu thị trường, tâm lý khách hàng, huy động vốn trước... qua các kiến thức trên giảng đường mới được đặt tên, nhưng Minh đã vận dụng một cách tự nhiên và hiệu quả.

Sau khi tốt nghiệp vào năm 2013, Minh đi bán hàng cho một công ty tư nhân. Đồng lương ba cọc ba đồng của nhân viên kinh doanh một lần nữa thôi thúc cậu phải gầy dựng con đường riêng. 

Thời điểm đó, TP HCM đã xuất hiện nhiều trung tâm dạy bán hàng online. Các lớp này đào tạo theo mô hình tháp. Tức các lớp đầu tiên là các kiến thức cơ bản, thường được miễn phí; càng lên cao kiến thức càng chuyên môn hơn, và học phí cũng theo đó tăng lên. Không có tiền đi học, Minh dành thời gian cuối tuần làm tình nguyện viên, trợ giảng cho trung tâm để đổi lấy học phí lớp tiếp theo. Nên phải mất hết 2 năm, Minh mới học hết một khóa dạy kinh doanh trên mạng.

Tuy nhiên, với Minh, thời gian chưa bao giờ bỏ phí. Bên cạnh việc vừa đi làm, vừa đi học, Minh cũng tập tành kinh doanh online, với các sản phẩm như quần áo, sạc dự phòng. Website bán hàng đầu tiên vừa là bước thử thị trường, vừa là nơi Minh "thực tập" các kiến thức được học trên lớp.

Đến năm 2015, qua người quen, Minh được biết đến viên nén ươm hạt. Sản phẩm sử dụng mụn dừa nghiền kết hợp với men vi sinh và các chất dinh dưỡng khác để làm giá thể trồng cây. Điểm mới của sản phẩm này là mụn dừa được nén lại thành viên trụ tròn chỉ dày 18 mm. Nhưng khi ngâm nước, viên nén sẽ nở cao gấp 3-4 lần. Ngoài ra, mụn dừa được gói trong lớp vải không dệt, có khả năng phân hủy trong đất và rể cây có thể xuyên qua được mà không cần xé vỏ bao như các loại bầu ươm khác.

Như nắng hạn gặp mưa, Minh quyết định dẹp hết các công việc kinh doanh hiện tại để tìm cách phát triển sản phẩm mới. Cậu tìm đến nhà sản xuất viên nén ươm hạt khi trong túi chỉ có vỏn vẹn 150.000 đồng. Nhờ sự giới thiệu của người quen, Minh cũng được phía nhà máy đồng ý giao hàng số lượng nhỏ, với giá chỉ thấp hơn chút ít so với giá bán lẻ.

 

Sản phẩm viên nén ươm hạt nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng quốc tế tại Hội chợ Nông nghiệp - Thương mại ASEAN tổ chức ở Thái Lan cuối năm 2016. Ảnh: NVCC.

Tìm được nguồn hàng, chàng trai hăm hở trở về xây dựng website mới, đẩy mạnh các chiến lược marketing rồi tự quay video hướng dẫn trồng cây bằng viên nén ươm hạt để làm viral. Áp dụng bài học hồi đại học, Minh kiên trì thuyết phục nhà sản xuất, để được trả tiền hàng gối đầu. 

Từ lô hàng đầu tiên chỉ dám lấy 300 viên nén (một thùng là 1.000 viên), dần dần, Minh phân phối đến 30% rồi 70% sản phẩm làm ra của nhà máy. Cùng với việc nắm chi phối về đầu ra, mức giá cậu thương lượng được ngày càng tốt hơn. Đến tháng 5/2016, Công ty CP Xuất Nhập khẩu BatriVina ra đời, nhắm đến mục tiêu không những chinh phục thị trường nội địa mà còn xuất khẩu ra các nước. Sản phẩm viên nén ươm hạt lúc bấy giờ cũng chuyển sang thương hiệu BatriVina. Từ chỗ là đơn vị phân phối, doanh nghiệp đã trở thành đơn vị đặt hàng phía nhà máy gia công sản phẩm theo kích thước, thành phần dinh dưỡng cho mình đặt ra. 

Ngoài ra, Minh cũng tích cực tìm đến các chương trình hỗ trợ nông nghiệp của cơ quan nhà nước, để được hỗ trợ tham gia các hội chợ, hội thảo trong nước và quốc tế. Đến cuối tháng 6/2017, sản phẩm viên nén ươm hạt được Hội liên hiệp Doanh nghiệp TP HCM trao giải top 30 sản phẩm - dịch vụ tốt nhất vì người tiêu dùng 2017.

"Nếu đã quyết định ra khơi, bạn sẽ vẽ ra những thứ cần thiết để phục vụ chuyến đi đó. Lúc đó, bạn sẽ có động lực để đi tìm những thứ đó. Ngược lại, không có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ không có ý tưởng để tìm kiếm bất cứ điều gì", Minh chia sẻ.

Hiện nay, Minh đã phát triển hệ thống đại lý ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Danh mục sản phẩm kinh doanh của công ty cũng được mở rộng ra nhiều mặt hàng khác như vật tư thủy canh, trồng dưa lưới, dâu tây... Tất cả các mô hình này đều sử dụng viên nén ươm hạt làm giá thể trồng trọt.

Trong năm 2017, doanh thu của doanh nghiệp đã vượt 3 tỷ đồng, bình quân 250 triệu đồng một tháng; trong đó, riêng sản phẩm viên nén ươm hạt là 100 triệu đồng mỗi tháng.
Theo VnExpress

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập503
  • Hôm nay74,064
  • Tháng hiện tại810,174
  • Tổng lượt truy cập93,187,838
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây