Học tập đạo đức HCM

Từ thành công Nghị quyết "3 nhiều" đến xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 15/05/2013 23:39
Xã Phúc Sen (Quảng Uyên) được biết đến là xã thoát nghèo nhanh vì triển khai thành công chủ trương trồng nhiều cây, nuôi nhiều con, làm nhiều nghề theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XII, nhiệm kỳ 2000 - 2005. Phát huy kết quả đạt được, Đảng ủy, chính quyền xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất, xây dựng nông thôn mới.

KHI NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG

 Vào những năm 1995 - 1997, tại xóm Lũng Sâu (Phúc Sen) xuất hiện phong trào làm kinh tế hộ với mô hình trồng nhiều cây, nuôi nhiều con, làm nhiều nghề phát huy hiệu quả rõ rệt. Rồi từ Lũng Sâu, phong trào nhanh chóng được nhân dân các xóm trong xã hưởng ứng. Nhận thấy phong trào là hướng đi đúng đắn, giúp người dân thoát nghèo nhanh, bền vững, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XII, nhiệm kỳ 2000 - 2005 đã quyết định đưa phong trào trở thành Nghị quyết chuyên đề trong phát triển KT - XH địa phương. Sau gần 13 năm triển khai thực hiện nghị quyết "3 nhiều”, đời sống nhân dân có nhiều thay đổi.

Phúc Sen có mặt bằng canh tác khá bằng phẳng, đất tơi xốp, người dân cần cù lao động nên ở đây đất cũng như người quanh năm không có ngày nghỉ. Tết xong, người dân bắt tay vào gieo đỗ tương, ngô, mạch hoa; tháng 5, tháng 6 tập trung cấy lúa mùa; tháng 8, tháng 9 trồng ngô, khoai lang, đỗ tương; mùa thu và cuối năm trồng các loại rau màu...

Cùng với trồng trọt, người dân nơi đây tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đặc biệt, xã duy trì, phát triển các ngành nghề truyền thống như nghề rèn, dệt vải, đan lát. Trong đó, nghề rèn phát triển mạnh nhất. Hiện xã có 138 lò rèn, sản phẩm rèn của Phúc Sen có mặt tại các thị trường trong và ngoài tỉnh, được người tiêu dùng lựa chọn vì giá thành hợp lý, độ bền cao. Anh Hoàng Văn Thìm, xóm Phja Chang cho biết: Từ 5 năm trước, gia đình anh đã đầu tư mở rộng chuồng trại chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, trâu, bò, trồng nhiều loại cây lương thực, rau, củ, quả làm thêm nghề rèn, sửa dao, kéo để có thêm thu nhập. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình thu về trên 100 triệu đồng.

Ngoài các ngành nghề truyền thống, những năm gần đây, Phúc Sen còn xuất hiện các ngành nghề mới. Xã hiện có 3 hợp tác xã sản xuất vật liệu xây dựng, tạo việc làm, thu nhập thường xuyên cho trên 50 lao động. Đồng chí Lương Văn Lượng, Bí thư Đảng ủy xã nhận định: Nghị quyết "3 nhiều" đã, đang và sẽ tiếp tục phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, truyền thống dân tộc ở Phúc Sen. Năm 2012, tổng sản lượng lương thực có hạt của xã đạt 1.485 tấn; bình quân lương thực 750 kg/người/năm. Tổng đàn gia súc, gia cầm tăng gấp 2 lần so với năm 2000, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, bộ mặt nông thôn thay đổi. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn dưới 9%.

 VỮNG BƯỚC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

 Từ cuối năm 2011, Phúc Sen được huyện chọn làm xã điểm triển khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015. Năm 2012 xã bắt đầu công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch: Sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ; phát triển hạ tầng KT - XH - môi trường theo chuẩn mới; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư theo hướng văn minh, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời rà soát và cho triển khai thực hiện đồng bộ các tiêu chí: Hạ tầng KT - XH; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa - xã hội - môi trường và hệ thống chính trị.

Đi đầu trong việc dựng nông thôn mới là xóm Lũng Sâu. Từ nhiều năm nay, khó khăn lớn nhất của xóm là đường giao thông và nước tưới. Từ năm 2009 - 2010, được hỗ trợ từ nguồn vốn giao thông nông thôn, xóm vận động nhân dân đóng góp ngày công, nguyên vật liệu làm 2 km đường bê tông từ Lũng Quang vào xóm. Năm 2013, xóm đăng ký nhận 27 tấn xi măng hỗ trợ, vận động nhân dân đóng góp tiền, ngày công bê tông hóa 100% đường làng, ngõ xóm. Từ phong trào đóng góp tiền, ngày công làm đường bê tông xóm, đến nay, toàn xã 9/10 xóm có đường bê tông đến trung tâm xóm.

Về phát triển sản xuất, xã tiếp tục chỉ đạo nhân dân các xóm trồng nhiều cây, nuôi nhiều con, làm nhiều nghề. Trong đó, tập trung phát triển cây lương thực như ngô, lúa, đậu đỗ và hoa màu; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát triển nghề rèn, dệt vải, đan lát, sản xuất vật liệu xây dựng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời giới thiệu, quảng bá các sản phẩm hàng hóa của địa phương với thị trường trong và ngoài tỉnh.

Đồng chí Linh Văn Phù, Chủ tịch UBND xã cho biết: Sau nhiều nỗ lực trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đến hết quý I/2013, xã đạt 8/19 tiêu chí Quốc gia nông thôn mới, gồm tiêu chí về: Điện, chợ, bưu điện, nhà ở - dân cư, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, hệ thống chính trị, an ninh trật tự. Trong đó các tiêu chí đạt cao như: 100% dân được sử dụng điện lưới Quốc gia; 87% có nhà ở đạt tiêu chuẩn; trên 56% đường trục thôn, xóm được bê tông hóa; xã đạt chuẩn phổ cập THCS, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 20%...

Để xây dựng thành công nông thôn mới, Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình đối với việc phát triển KT - XH địa phương. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế, triển khai hiệu quả các dự án nông, lâm nghiệp trên địa bàn phù hợp với nhu cầu phát triển KT - XH địa phương.

 theo baocaobang

 

 

 

 

 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập131
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,042,583
  • Tổng lượt truy cập92,216,312
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây