Có được kết quả đáng ghi nhận trên, theo ông Bùi Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân là do công tác chỉ đạo của chính quyền có tính chủ động cao, bài bản và khoa học, đã chỉ ra được từng nội dung cụ thể, bước đi và cách làm phù hợp, qua đó nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân, khai thác và phát huy được các nguồn lực trong xây dựng NTM. Sau gần 4 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, về Thanh Tân hôm nay đã có nhiều thay đổi, diện mạo nông thôn khang trang, khởi sắc. Xã đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ, đặc biệt là công tác xây dựng cơ bản, dồn điền đổi thửa, giao thông thủy lợi nội đồng và thu hút ngành nghề, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân… Xã đã xây mới được 2 trạm bơm, gần 10km kênh mương phục vụ tưới tiêu nội đồng; làm 8km đường trục chính nội đồng; thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa cũng như mở rộng được hơn 3ha diện tích, chia ô các thửa rộng, tạo điều kiện cho sản xuất theo quy mô lớn. Về công tác phát triển mô hình sản xuất kinh tế, xã Thanh Tân đã triển khai thực hiện một số đề án sản xuất, trong đó trọng tâm là thực hiện hợp đồng với Công ty Giống cây trồng Thái Bình để cấy lúa chất lượng cao và lúa giống với diện tích đạt 150 ha; luân canh cây màu, cây vụ đông như đỗ tương, dưa chuột xuất khẩu, khoai tây với tổng diện tích bình quân là 170 ha/năm. “Toàn xã hiện nay có hàng chục máy làm đất cỡ nhỏ, 5 máy gặt đập liên hợp, 7 máy làm đất cỡ trung và một số máy cấy. Trên cơ sở đó, HTX nông nghiệp đã tổ chức dịch vụ làm đất và dịch vụ thu hoạch, qua đó tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần đảm bảo kịp thời vụ, mở rộng diện tích cây vụ đông”, ông Hà cho biết. Thực hiện phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhằm thực hiện tiêu chí về cơ cấu lao động, tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân theo đầu người, đến nay, Thanh Tân đã tiếp nhận và triển khai thành công một số dự án như: dự án Công ty May Việt Thái, Công ty In may xuất khẩu…. Nhờ đó, đã thu hút và làm thay đổi căn bản cơ cấu lao động nông thôn. Tổng số lao động hiện nay là gần 3.000 người thì có gần 53% là lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, lao động nông nghiệp chỉ còn 25%, mức thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 24,4 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,9%. Để duy trì bền vững những tiêu chí đã đạt được trong xây dựng NTM, thời gian tới, xã Thanh Tân tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, tăng diện tích lúa chất lượng cao và diện tích lúa giống. Ngoài ra, chú trọng nâng cao chất lượng sản xuất cây màu, cây vụ đông và sản xuất rau sạch, giúp nông dân tiếp cận với sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập trên diện tích canh tác. Ông Hà cho biết thêm, tới đây xã Thanh Tân sẽ tiếp nhận dự án LIFSAP chăn nuôi sạch nhằm nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm, từng bước đưa chăn nuôi xa khu dân cư để đảm bảo môi trường. Cùng với đó, để tạo điều kiện thuận lợi mở mang quy mô kinh doanh, xã Thanh Tân tiếp tục nâng cấp, mở rộng, chỉnh trang chợ An Xá, xây dựng quy chế quản lý chợ đi vào hoạt động nề nếp hơn theo hướng chợ đô thị và là nơi giao lưu buôn bán sầm uất của khu vực…/. Bài và ảnh: Nguyễn Tiến Dũng |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;