Học tập đạo đức HCM

Vị Thủy lấy văn hóa làm nền tảng

Thứ hai - 01/04/2013 00:16
Xã Vị Thủy (Vị Thủy, Hậu Giang) có trên 13% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Hơn mười năm qua, xã luôn nằm trong top đầu và giữ vững danh hiệu xã văn hóa. Đây là điều thuận lợi để chính quyền địa phương kêu gọi bà con thực hiện đời sống văn hóa theo tiêu chí NTM.

Trong những năm qua, Vị Thủy không ngừng nỗ lực, phấn đấu xây dựng các thiết chế và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa. Những nỗ lực ấy đã làm cho phong trào lan tỏa, thấm sâu vào từng gia đình, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của mỗi người dân.

Từ đầu năm, Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã tổ chức các buổi họp dân để đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong bà con, để người dân thấy rõ ý nghĩa và trách nhiệm của mình trong việc nâng chất lượng xã văn hóa. Ban vận động các ấp đã tích cực vận động mọi người trong việc chỉnh trang nhà cửa làm hàng rào cây xanh, vận động nhân dân chuyển đổi cột cờ sang ống tuýp.

Hiện nay, số hộ gia đình văn hóa ở xã chiếm trên 94%, tỉ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, chỉ còn 286 hộ, chiếm trên 10%... Người dân xã Vị Thủy cũng hưởng ứng tích cực việc xây dựng tiêu chí văn hóa NTM. Theo chân cán bộ văn hóa xã, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những thay đổi của làng quê, bởi những dãy nhà tường kiên cố đã thay dần cho những căn nhà lá tạm bợ, những con lộ bê tông phẳng phiu thay cho lộ đất, đá gồ ghề…


Nông thôn Vị Thuỷ ngày càng khởi sắc

Đi dọc theo con đường đan, chúng tôi thấy nhiều hàng rào cây xanh được người dân chăm sóc kỹ lưỡng, ngay hàng thẳng lối trước nhà, dù có những hộ kinh tế khá giả, đủ điều kiện để xây dựng hàng rào bằng vật liệu cứng.

 Đang cắt tỉa hàng rào cây xanh trước nhà thay cho những hàng rào tre tạm bợ, ông Hồ Đắc Giáp, ở ấp 6, phấn khởi: “Chúng tôi tự nguyện thực hiện tốt xây dựng hàng rào, cột cờ và giữ gìn cảnh quan xung quanh nhà. Vì chúng tôi hiểu đây cũng là một cách để sống trong môi trường tốt hơn”.  

Trao đổi với chúng tôi, ông Mai Văn Vui, Chủ tịch UBND xã, phấn khởi cho biết thêm: Từ khi địa phương được chọn xây dựng NTM, ý thức và tinh thần tự giác của bà con ở đây rất cao. Trước đây khi có kế hoạch làm lộ giao thông nông thôn, ảnh hưởng đến tài sản của hộ dân đều rất khó thực hiện.

Nhưng nay hiểu được ý nghĩa và lợi ích chung khi xây dựng xã NTM thì những công trình lộ giao thông, cải tạo cảnh quan, môi trường sạch đẹp… triển khai ngày trước là ngày sau bà con bắt tay vào làm ngay. Bà con sẵn sàng hiến đất, vật kiến trúc, hoa màu… mà không cần đắn đo suy tính. Chỉ có như vậy thì chương trình mới đạt hiệu quả cao và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

 

Từ lợi thế thông hiểu tiếng dân tộc, lại gần gũi, gắn bó với bà con nên mỗi khi ông Sen tuyên truyền, vận động là bà con ủng hộ nhiệt tình. Hiện nay, ông Sen đang tích cực cùng với bà con xây dựng lại tuyến đường ấp 6 trở thành tuyến đường đẹp, cải thiện cảnh quan, môi trường, làm hàng rào cây xanh, nâng cấp các thiết chế ấp văn hóa.

 

Hiện nay, Vị Thủy đạt 11/19 tiêu chí xã NTM, nhờ xây dựng NTM mà đời sống vật chất của người dân trong xã tiếp tục được nâng lên rõ rệt. Và càng đi sâu vào các ấp đến tận những ngôi nhà mà đồng bào Khmer sinh sống mới thấy hết những đổi thay trên quê hương này. Anh Nguyễn Sử Luận, cán bộ xóa đói giảm nghèo xã, thổ lộ: "Mấy vụ lúa vừa qua, bà con ở đây liên tiếp trúng mùa nên đời sống khá lên thấy rõ”.

Việc canh tác của bà con cũng đã thay đổi, tiến bộ hơn trước, nhờ có nhiều chương trình tập huấn khoa học kỹ thuật về nông nghiệp được huyện và tỉnh tổ chức. Ngoài ra, bà con nông dân cũng tự tích lũy kinh nghiệm bằng cách trao đổi, tham quan học tập kinh nghiệm từ các mô hình SX, trồng trọt, chăn nuôi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong ngôi nhà đơn sơ, chúng tôi gặp ông Danh Sen, cán bộ công tác Mặt trận ở ấp 6, đang ngồi tra sổ những hộ nghèo còn nhiều khó khăn cần hỗ trợ. Ông Sen nói: “Khi bắt đầu thực hiện nghị quyết của chi bộ về việc xây dựng ấp 6 thành ấp văn hóa vào năm 1998, thực sự là có rất nhiều khó khăn, nhất là công tác vận động.

Do đặc thù đồng bào Khmer, đa số khó khăn, thường đi làm ăn xa, hoặc không có việc làm ổn định. Nhưng bằng sự động viên và đẩy mạnh công tác tuyên truyền mà đến nay sau hơn 10 năm, ấp vẫn giữ vững danh hiệu ấp văn hóa, số hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa hằng năm tăng lên rõ rệt”.

theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại858,831
  • Tổng lượt truy cập92,032,560
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây