Học tập đạo đức HCM

XDNTM ở Thanh Hóa: Đã có 3 xã về đích

Thứ hai - 21/01/2013 22:32
Sau 2 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhờ có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp ngành và nhân dân, diện mạo nông thôn Thanh Hóa đã có nhiều đổi thay, đặc biệt, đã có 3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM.

Nông dân xã Tế Thắng (Nông Cống-Thanh Hóa) tham gia làm đường giao thông nội đồng.

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, trong 2 năm qua, dù tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nhưng được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các thành phần kinh tế và sự đồng thuận của nhân dân, công cuộc XDNTM ở Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng.

Sau 2 năm triển khai, bộ mặt NTM trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến rõ nét. Tại một số xã, nhiều công trình hạ tầng được quan tâm xây dựng mới, nâng cấp cải tạo, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn. Bên cạnh đó, nhiều xã đã hình thành các mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Hiện, đã có 3 xã hoàn thành chương trình XDNTM là Quý Lộc (Yên Định) hoàn thành 19/19 tiêu chí; Thiệu Trung (Thiệu Hóa) hoàn thành 19/19 tiêu chí; Minh Dân (Triệu Sơn) hoàn thành 18/19 tiêu chí (đây là xã giáp thị trấn Giắt nên tiêu chí chợ không xây dựng). Bình quân toàn tỉnh đạt 7,43 tiêu chí/xã, tăng thêm 2,7 tiêu chí so với năm 2010. Trước đó, nhằm xây dựng mô hình điểm để rút kinh nghiệm và nhân rộng, từ cuối năm 2010, Ban chỉ đạo XDNTM tỉnh và UBND tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn 11 xã điểm để tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình.

Ở mỗi xã điểm, việc tập trung phát triển sản xuất, lồng ghép đào tạo nghề, tạo thêm việc làm, dồn điền đổi thửa để tổ chức lại sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động được chú trọng; nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh được các xã sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Không những thế, các xã còn biết huy động thêm các nguồn vốn khác để đầu tư XDNTM. Nhờ đó, nhiều hạng mục công trình thiết yếu như giao thông nông thôn, giao thông và kênh mương nội đồng, nhà văn hóa, chỉnh trang khu dân cư... đã được triển khai theo lộ trình, kế hoạch, góp phần tạo nên diện mạo mới cho các địa phương.

Sau 2 năm, Thanh Hóa đã đầu tư, nâng cấp và xây mới 3.251km đường giao thông các loại, nạo vét cải tạo xây mới 973km kênh mương nội đồng, hoàn thành và đưa vào sử dụng 10.677 công trình cấp nước sinh hoạt và công trình vệ sinh môi trường nông thôn; xây mới, nâng cấp 2.448 phòng học các cấp, 35 trạm y tế, 20 công sở xã, 446 nhà văn hóa thôn… Các địa phương đã huy động nhân dân tham gia đóng góp 31.500 ngày công, hiến trên 900ha đất để xây dựng các công trình giao thông, kênh mương và các công trình công cộng. Nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể, như: xây dựng nhà văn hóa thôn ở các xã của huyện Nga Sơn với nguồn vốn chủ yếu huy động từ sự đóng góp của cộng đồng; vận động người dân hiến đất ở Quảng Xương; có cơ chế kích cầu trong XDNTM ở Yên Định, Như Thanh, Nga Sơn, Thạch Thành…

Với những thành quả bước đầu đó, trong năm 2013, Thanh Hóa đề ra mục tiêu sẽ có 10 xã điểm của tỉnh cơ bản hoàn thành tiêu chí NTM; các xã đã đăng ký hoàn thành 19 tiêu chí vào năm 2015 sẽ tăng ít nhất 3 tiêu chí trở lên; các xã còn lại tăng ít nhất 2 tiêu chí/xã, để hướng đến năm 2015 toàn tỉnh có 20% số xã hoàn thành các tiêu chí NTM.

Tuy nhiên, ông Mai Văn Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa vẫn nhắc nhở: Dù chúng ta đã nỗ lực và đạt được nhiều kết quả, nhưng việc triển khai XDNTM trên địa bàn vẫn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém và khó khăn. Đó là một bộ phận cán bộ và nhân dân nhận thức về mục tiêu, quan điểm, giải pháp, lộ trình XDNTM chưa đầy đủ, xuất hiện tư tưởng nóng vội trong XDNTM. Bên cạnh đó, tư tưởng băn khoăn, thậm chí hoài nghi về tính khả thi của chương trình, sự trông chờ, ỷ lại, ngại khó, chưa quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành vẫn còn. Ngoài ra, nguồn vốn cho chương trình còn hạn chế so với yêu cầu... Đó là những khó khăn không nhỏ trong quá trình triển khai chương trình mà Thanh Hóa đang phải đối mặt.

"Để từng bước khắc phục những hạn chế này, thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, Thanh Hóa sẽ tập trung triển khai một cách đồng bộ và quyết liệt trên phạm vi toàn tỉnh. Đồng thời, huy động sự vào cuộc một cách ráo riết của cả hệ thống chính trị, trong đó cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, hỗ trợ; các tổ chức đoàn thể là lực lượng nòng cốt trong quá trình thực hiện cuộc vận động. Năm 2013, tỉnh sẽ đẩy mạnh thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đất công ích vào vị trí quy hoạch các khu trang trại tập trung, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để giảm chi phí giải phóng mặt bằng, tạo môi trường, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cùng với những tiềm năng, lợi thế sẵn có và sự quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, chắc chắn công cuộc XDNTM ở Thanh Hóa sẽ sớm cán đích và thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho người dân", ông Ninh khẳng định.

Thanh Tuấn

Nguồn:kinhtenongthon.com


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại225,969
  • Tổng lượt truy cập85,133,005
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây