Học tập đạo đức HCM

Xã hội hóa xây dựng nông thôn mới (2)

Thứ năm - 20/03/2014 08:51
* Kỳ cuối: Nâng cao tính hiệu quả, bền vững Hẳn nhiên, công tác XDNTM ở H. Hòa Vang không chỉ dừng lại ở việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng. Làm thế nào để đời sống nông thôn phát triển một cách bền vững là vấn đề quan trọng mà các cấp, các ngành từ TP, huyện đến xã luôn quan tâm...

Còn nhiều tiêu chí khó

Xuất phát điểm về hệ thống kết cấu hạ tầng của các xã trên địa bàn Hòa Vang còn ở mức thấp so với bình quân chung của TP, trong khi đó diện tích tự nhiên của từng xã rất rộng, dân cư phân tán, suất đầu tư xây dựng công trình rất cao. Vì vậy, tiến độ thực hiện các tiêu chí trong Đề án XDNTM của nhiều xã còn chậm so với lộ trình đề ra. Hiện nay, toàn huyện mới có 2/11 xã đạt tiêu chí môi trường; 4/11 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư, 2/11 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 3/11 xã đạt tiêu chí cơ cấu lao động...

Trong đó, mỗi khi nhắc đến tiêu chí môi trường, nhiều lãnh đạo địa phương chỉ biết lắc đầu, bởi việc thực hiện sao khó quá. Ngoài việc tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch rất thấp, địa phương chưa có điểm tập trung, xử lý rác thải, xe thu gom rác không đến được tận nơi thì ý thức của một bộ phận người dân chưa cao. Về vấn đề này, thiết nghĩ, các địa phương cần làm tốt hơn nữa khâu tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân. Vì XDNTM, chủ yếu phải dựa vào nội lực là chính, không nên ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước...

"Sẽ là chậm chạp nếu thiếu quan tâm ngay việc bảo vệ môi trường. Những tác hại trực tiếp, ngấm ngầm của ô nhiễm môi trường sẽ mất nhiều công sức, tiền của để khôi phục nguyên trạng. Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thời gian qua chỉ mới thực hành kiểm tra, báo cáo; còn việc nhắc nhở, xử lý vừa chậm lại vừa thiếu kiên quyết", ông Nguyễn Xuân (thôn An Tân, xã Hòa Phong) bộc bạch. 

Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí khó, do đó để đạt được cần sự chung sức của các cấp ủy, chính quyền, hội đoàn thể và nhân dân, đồng thời phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trước hết là khơi dậy tính tự giác, trách nhiệm của người dân, tăng cường giáo dục ý thức cho học sinh trong nhà trường... Ngoài việc, phát huy và nhân rộng mô hình "Thôn không rác" ở các xã Hòa Châu, Hòa Tiến, những địa phương còn lại cần thiết đưa việc bảo vệ môi trường vào hương ước thôn, vào tiêu chuẩn xếp loại gia đình, khu dân cư, thôn và xã văn hóa; đồng thời phải lập các tổ giám sát, kiểm tra thường xuyên kết quả thực hiện.

Công tác bảo vệ môi trường cần được nhân rộng.

Gìn giữ và phát huy

Để Hòa Vang hoàn thành mục tiêu huyện NTM vào năm 2015, TP vừa phê duyệt chính sách hỗ trợ đầu tư giai đoạn 2013-2016. Theo đó, TP sẽ hỗ trợ XDNTM bao gồm các hạng mục: giao thông nông thôn, thủy lợi, khu thể thao thôn (TP hỗ trợ 80%, ngân sách huyện 20%); xây dựng nhà văn hóa (TP hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/công trình/thôn đối với xây dựng mới và 150 triệu đồng/công trình/thôn đối với sửa chữa, nâng cấp).

Đối với nông nghiệp như dồn điền, đổi thửa để phát triển sản xuất hàng hóa không quá 3 triệu đồng/ha từ nguồn ngân sách TP, hỗ trợ 100% chi phí chuyển đổi cơ cấu giống lúa có chất lượng cao, mua giống lúa siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng và 50% chi phí đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; trong đó, TP đặc biệt chú trọng mô hình sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao với mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/mô hình/đơn vị và 50% chi phí với tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất rau, hoa chuyên canh ứng dụng công nghệ cao, phục vụ đô thị...

Ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND TP, Trưởng BCĐ Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM TP chỉ đạo, ngoài việc duy trì và nâng cấp 2 xã đạt chuẩn NTM Hòa Châu, Hòa Tiến, huyện phải thúc đẩy nhanh lộ trình xây dựng các xã Hòa Phước (hiện đạt 14/19 tiêu chí), Hòa Phong (đạt 13/19 tiêu chí), Hòa Khương (đạt 13/19 tiêu chí) cán đích NTM vào cuối năm 2014 nhưng phải chú trọng đến kế hoạch giảm nghèo một cách bền vững gắn với việc phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả cuộc sống người dân...

Trồng cây xanh tạo cảnh quan thôn xóm.

Nếu như trước đây người dân Hòa Vang với phong cách sống thuần nông, thì nay họ đang dần khoác lên mình chiếc áo của một thị dân, điều này thể hiện qua một nhịp sống mới năng động, sáng tạo. Chính vì vậy, việc tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng sẽ là điểm nhấn để tạo diện mạo mới cho "bức tranh" nông thôn. Hòa Vang có được như hôm nay là cả một câu chuyện dài, không chỉ giải quyết trong một sớm, một chiều. Song, cốt lõi vẫn là làm thế nào để nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân, nông nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững, bộ mặt nông thôn đổi mới, văn minh mà vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống.

Ông Trần Văn Trường, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: "XDNTM chính là sự chuyển mình mạnh mẽ của cả xã hội để đưa nông nghiệp - nông thôn - nông dân tiến lên. Cái mới không hoàn toàn là làm cái mới, bỏ cũ mà hàm chứa 2 ý nghĩa: Những gì nhu cầu sản xuất, đời sống dân sinh cần mà chưa có, chưa đồng bộ, chưa hiện đại, chưa phù hợp thì phải làm cho có. Những gì đã có mà mang tính đặc trưng, truyền thống thì phải gìn giữ và phát huy"...

Hòa Vang anh hùng trong thời chiến, anh hùng trong thời kỳ đổi mới và năng động trong hiện tại. Dù còn đó bao bộn bề lo toan, nhưng với bề dày truyền thống anh hùng, chúng tôi tin rằng, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của lãnh đạo TP và các cơ quan, đơn vị, Đảng bộ và nhân dân Hòa Vang lại tiếp tục sát cánh bên nhau, dân chủ, đồng thuận qua từng bước chuyển vững chắc để vươn đến những tầm cao mới.

An Dương
Nguồn cadn.com.vm

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm288
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,216
  • Tổng lượt truy cập92,575,880
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây