Với tổng nguồn lực huy động trong 5 năm, từ 2011 - 2015 cho xây dựng NTM, toàn huyện Phú Lương đã dồn sức cải tạo và nâng cấp được 169 công trình với trên 122km đường bê tông nông thôn trục xã, liên xã, liên xóm.
Ông Phạm Bình Công, Chủ tịch UBND huyện Phú Lương
Đến nay, toàn huyện có 153,17/199,47km đường trục xã đạt chuẩn; 164,78/344km đường trục thôn đạt chuẩn; 136,5/485,9km đường ngõ xóm không lầy lội vào mùa mưa. Hệ thống thủy lợi được tập trung cải tạo, nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
Hệ thống điện nông thôn được quan tâm cải tạo, nâng cấp. Đã xây mới 40 trạm biến áp, cải tạo và nâng cấp 144km đường điện. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt trên 98%, hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đạt 85,5%, cung cấp đủ điện phục vụ sản xuất, dân sinh nông thôn.
Mạng lưới bưu chính viễn thông từng bước được nâng cấp và hiện đại hóa. 100% số xã có điểm Bưu điện văn hóa xã, có mạng truy cập Internet đến trung tâm xã.
Đầu tư nâng cấp, xây mới 26 trường học; mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, đã xây dựng mới 9 trạm y tế, sửa chữa nâng cấp 4 trạm y tế. Toàn huyện có 10/14 xã đã xây dựng nhà văn hoá xã đạt chuẩn, 249/253 xóm có nhà văn hóa xóm đạt chuẩn, đảm bảo phục vụ hoạt động văn hóa cho nhân dân.
Việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân đã triển khai xây dựng nhiều mô hình sản xuất lúa, chè, cây dược liệu có hiệu quả. Tăng cường đưa các giống chè có năng suất, chất lượng cao vào thay thế giống chè Trung du; nâng cao chất lượng khâu chế biến và giới thiệu sản phẩm chè.
Đẩy mạnh phát triển trồng nấm, hiện có 2 cơ sở sản xuất nấm tại xã Động Đạt và Yên Đổ (nấm sò, nấm Linh Chi, nấm mộc nhĩ), sản lượng 89 tấn/năm, doanh thu đạt trên 3,7 tỷ đồng/năm.
Phát triển nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại tại các xã. Ngoài ra, người dân cũng đầu tư mở rộng các trang trại sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã và làng nghề, đến nay toàn huyện có 26 trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại, 20 hợp tác xã, 6 tổ hợp tác, 29 làng nghề.
Các Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông, Trung tâm Dạy nghề đã tổ chức được trên 1.174 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho trên 63.000 lượt người tham gia, trên 100 lớp đào tạo nghề cho hơn 3.600 lao động nông thôn.
Qua các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật, người dân đã mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, đầu tư máy móc nông nghiệp như máy làm đất đa năng, máy gặt đập liên hợp, công nghệ tưới chè bằng van xoay…
Qua 5 năm, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là giao thông, thủy lợi; nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực; thu nhập đầu người trên 25 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,14%.
Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục và đào tạo được quan tâm; công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng cao; hoạt động văn hóa, thể thao phát triển. Hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Đến nay, toàn huyện có 5 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Mục tiêu đến năm 2020, có thêm 5 xã đạt chuẩn, các xã còn lại cơ bản đạt 19 tiêu chí, huyện Phú Lương cơ bản là huyện đạt chuẩn. Trước mắt, trong năm 2016, huyện đang dồn sức cho 2 xã về đích.
Chè được xác định là cây trồng quan trọng của Phú Lương
Các giải pháp thực hiện gồm:
1. Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, tổ chức thực hiện
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đẩy mạnh việc kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Chương trình. Phân công cụ thể nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đơn vị và cá nhân trong việc quản lý, chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phát huy vai trò làm chủ của người dân trong việc thực hiện Chương trình.
2. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động
Tăng cường và đổi mới các hình thức tuyên truyền, tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình, gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua “Phú Lương chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn thể xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới.
Phổ biến rộng rãi các mô hình có hiệu quả, cách làm sáng tạo; kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng mô hình xã đạt chuẩn nông thôn mới.
3. Huy động đa dạng các nguồn lực
Tích cực huy động mọi nguồn lực để thực hiện Chương trình; thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn với các chương trình, dự án khác để phát huy hiệu quả. Phát huy tối đa nội lực của địa phương và của người dân, huy động nhiều hơn nữa sự đóng góp từ các công ty, doanh nghiệp, dự án, con em đi xa.
4. Đẩy mạnh công tác phát triển sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ trong sản xuất bảo quản và chế biến nông sản. Tập trung giải quyết thị trường đầu ra cho nông sản để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Tập trung phát triển, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất cho phù hợp, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế HTX, tổ hợp tác; có cơ chế khuyến khích mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và gia trại.
Mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; kế hoạch dạy nghề phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và xã hội; chú trọng cho người lao động vận dụng tốt kiến thức được học vào thực tế sản xuất.
5. Thực hiện các công tác khác
- Tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, vận động hiến đất, hiến tài sản để đẩy mạnh xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khác...
- Tăng cường chỉnh trang khu dân cư, vận động, hướng dẫn người dân tu sửa nhà cửa, công trình phụ, hàng rào... Đẩy mạnh vệ sinh môi trường thôn xóm, xây dựng hệ thống quản lý vệ sinh môi trường cơ sở, bảo đảm cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp - văn minh.
- Củng cố cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của BCĐ, BQL chương trình các cấp, phân công trách nhiệm cho từng phòng, ban, đơn vị liên quan phụ trách các tiêu chí theo lĩnh vực quản lý. Tăng cường phối hợp giữa các phòng, ban chức năng, BCĐ, BQL các xã với BCĐ huyện trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình.
Theo Phạm Công Bình/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;