Học tập đạo đức HCM

Xây dựng NTM: Nhiều thành công mang dấu ấn sáng tạo

Chủ nhật - 24/01/2016 23:41
Từ năm 2011 đến nay, ở Quảng Ninh chưa có phong trào nào lại huy động được sức mạnh tổng lực như xây dựng nông thôn mới (NTM).

Thành công của phong trào khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn, ý Đảng hợp lòng dân với mục tiêu xây dựng đời sống mới, chăm lo lợi ích thiết thực, nhiều mặt cho người dân khu vực nông thôn.

Xây dựng NTM: Nhiều thành công mang dấu ấn sáng tạo

Người dân thôn Minh Bắc (xã Quảng Minh, Hải Hà) hăng hái tham gia xây dựng nhà văn hóa thôn.

Đặc thù vùng nông thôn Quảng Ninh có cả xã khu vực đồng bằng, miền núi, ven đô và hải đảo, trong đó có tới 96 xã miền núi, vẫn còn 22 xã đặc biệt khó khăn. Khi bắt tay thực hiện chương trình xây dựng NTM, hiện trạng các xã so với Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM đạt thấp. Số xã đạt dưới 50% bộ tiêu chí còn tới 58 xã; nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng thấp kém, thiếu đồng bộ, tổ chức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.v.v..

Nhằm giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh đã ban hành Nghị quyết riêng về chương trình xây dựng NTM ở ngay từ đầu nhiệm kỳ 2010-2015. (Nghị quyết số 01-NQ/TU) nhằm giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Tỉnh nhanh chóng thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo, cơ quan tham mưu chuyên trách về NTM từ tỉnh đến cơ sở. Chương trình xây dựng NTM ở Quảng Ninh được triển khai đồng bộ ở 125/125 xã, 13/14 đơn vị cấp huyện (trừ TP Hạ Long).

Quảng Ninh cũng là một trong số ít tỉnh có đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình. Phong trào xây dựng NTM thực sự là một cuộc cách mạng sâu rộng. Tỉnh phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” nhằm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội. Theo thống kê của Ban Xây dựng NTM tỉnh, trong 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã huy động được trên 57.700 tỷ đồng.

Trong đó, riêng nguồn vốn xã hội hóa xây dựng NTM là gần 12.900 tỷ đồng, chiếm trên 22%. Tất cả các cấp, các ngành đã triển khai sáng tạo, chủ động bằng các chương trình hành động cụ thể. Điển hình như các phong trào “Lực lượng vũ trang tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Thành thị giúp đỡ nông thôn”, “Nông dân tự lực sáng tạo xây dựng nông thôn mới”, “Công nông liên minh trong xây dựng nông thôn mới”, “Doanh nghiệp đồng hành xây dựng nông thôn mới”...

Chương trình xây dựng NTM đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, từ chỗ thụ động, trông chờ thì nay người dân đã chuyển sang sự chủ động tích cực tham gia. Hàng chục ngàn hộ dân đã đóng góp tiền, ngày công, hiến đất để xây dựng được trên 1.200 công trình với tổng mức đầu tư gần 87 tỷ đồng.

Xây dựng NTM: Nhiều thành công mang dấu ấn sáng tạo

Cán bộ, chiến sĩ BCH Quân sự huyện Đầm Hà giúp dân làm đường NTM. Ảnh: Tư liệu

Từ sự quyết liệt trong lãnh đạo, sự sáng tạo, linh hoạt trong điều hành và huy động nguồn lực, sau 5 năm triển khai, chương trình xây dựng NTM đã mang lại sự đổi thay mạnh mẽ trong diện mạo và đời sống người dân vùng nông thôn.

Đến hết năm 2015, Quảng Ninh có 86 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn, vượt mục tiêu về số xã (4 xã) so với chỉ tiêu Nghị quyết 01-NQ/TU đề ra; 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM (Đông Triều, Cô Tô và Uông Bí). Mức thu nhập của người dân khu vực nông thôn tăng từ 10,98 triệu đồng (năm 2010) lên trên 29,5 triệu đồng (năm 2015), gấp gần 2,7 lần.

Mức độ đạt chuẩn từng tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM của Quảng Ninh cao hơn so với bình quân chung toàn quốc 8,9%, không có xã dưới 5 tiêu chí. Theo đánh giá của Trung ương, Quảng Ninh là một trong 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc và dẫn đầu 15 tỉnh miền núi phía Bắc về xây dựng NTM. Vừa qua tỉnh đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao Động hạng Nhất về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Phấn khởi trước sự đổi thay của quê hương, ông Lê Đình Lịch, Bí thư Chi bộ thôn 5 (xã Hải Tiến, TP Móng Cái), cho biết: “Xây dựng NTM đã nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân. Như ở thôn chúng tôi, cứ mỗi công trình, phần việc trong xây dựng NTM, bà con đều được bàn bạc, thống nhất phương án triển khai. Lúc huy động nguồn lực đóng góp thì cứ “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, triển khai rất nhanh gọn, thuận lợi. Một khi ý Đảng hợp với lòng dân thì việc gì cũng thành công!”.

Theo: baoquangninh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Hôm nay28,214
  • Tháng hiện tại936,304
  • Tổng lượt truy cập92,110,033
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây