Học tập đạo đức HCM

Xây dựng Nông thôn mới ở Hà Nội Thành công khi nông dân “hiểu” nông thôn mới

Thứ ba - 09/01/2018 20:55
Hà Nội trở thành lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới (NTM) của cả nước cũng bởi từ cấp ủy, chính quyền đến từng người dân địa phương đã nắm rõ bản chất của phong trào này. Câu chuyện xây dựng NTM ở xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên dưới đây là điển hình về nhận thức đúng đắn, cách làm hay trong xây dựng NTM trên địa bàn Hà Nội.
 

Nắm rõ bản chất của NTM

 Phó Chánh VPĐP NTM, Chi Cục trưởng Chi cục PTNT Hà Nội Lê Thiết Cương cho biết, vừa qua, Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định NTM thành phố Hà Nội đã thẩm định tại 45 xã. Hầu hết các xã đều làm tốt phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM và tạo được sự đồng thuận cao. Tuy mới chỉ có 34/45 xã đủ điều kiện xét công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2017, nhưng cái được lớn nhất của TP Hà Nội là sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của người dân về phong trào xây dựng NTM. Đó là nền tảng vững chắc nhất để Hà Nội tiến nhanh, tiến xa hơn nữa trong quá trình xây dựng bộ mặt nông thôn Thủ đô ngày càng hiện đại.

Nhờ chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ bản chất, ích lợi từ chương trình xây dựng NTM mà Phúc Tiến có được sự đồng thuận, ủng hộ của người dân. Tiếp xúc với cán bộ cơ sở, người dân trên địa bàn xã, có thể thấy họ có một cái nhìn khá đơn giản nhưng toàn diện và thực chất về phong trào xây dựng NTM mà hiếm nơi có được.

Vừa rồi Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định NTM thành phố Hà Nội về thẩm định tại xã Phúc Tiến. Từ lãnh đạo xã, cán bộ thôn đến từng người dân, ai cũng hồ hởi, chia sẻ nhiệt tình những câu chuyện trong quá trình làm NTM. Ông Kiều Hoàng Đoan (Trưởng Đài Truyền thanh xã) chia sẻ rằng, NTM không chỉ là những con đường rộng dài thênh thang, cơ sở vật chất hiện đại hay những ngôi nhà khang trang mà phải hội tụ “nhân tâm, nhân tài, nhân lực”, tụ hội tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau, hệ thống chính trị vươn tới “gần dân, thân dân, lo lắng cho dân” để mang lại cuộc sống no đủ và bình yên.

Cũng như ông Đoan, nhân dân xã Phúc Tiến ý thức rõ mục tiêu cuối cùng của NTM là nâng cao chất lượng sống của người dân. Trong bối cảnh nhu cầu cả vật chất lẫn tinh thần của người dân ngày càng cao thì chương trình xây dựng NTM càng có ý nghĩa quan trọng. NTM đã mang lại những con đường mới, cây cầu mới để thông thương hàng hóa, nông sản, cơ giới hóa và ứng dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp, giúp bà con nông dân tiết kiệm sức lao động, thu nhập ngày càng tăng cao. NTM còn đem lại những ngôi trường cao tầng khang trang, trạm y tế với nhiều dụng cụ khám chữa bệnh hiện đại, quan trọng hơn là chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao, không có học sinh cá biệt, học sinh bỏ lớp, bỏ trường; đội ngũ y, bác sĩ tận tình phục vụ nhân dân.


Ngày hội TDTT năm 2017 xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên được tổ chức tại trường THCS Phúc Tiến
Ảnh: Đào Cảnh

Bí thư Chi bộ thôn Cổ Chế Phạm Thanh Nhàn cũng chia sẻ: “Người dân thôn chúng tôi quan niệm đơn giản rằng, NTM là khi mức sống ngày càng được nâng cao, sức khỏe người dân được chăm lo, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, tình làng nghĩa xóm ngày càng gắn kết. Trong mỗi gia đình có sự đầm ấm, bình đẳng và hạnh phúc. Trong xã, tình hình an ninh, chính trị luôn được bảo đảm. Con em được hưởng nền giáo dục toàn diện, người dân được quan tâm chăm sóc sức khỏe”.

Nhiều người dân cũng tâm niệm và nhắc lại những chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Lê Văn Thuấn tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM tháng 11.2017, từng ngành, từng cán bộ cơ sở phải luôn có ý thức phục vụ nhân dân chứ không phải quản lý dân. Mỗi cán bộ phải luôn chú ý đến thái độ cư xử để người dân cảm thấy hài lòng ở mức cao nhất. Dù là cán bộ Đảng, chính quyền, MTTQ hay tổ chức đoàn thể đều phải sát sao, nắm rõ trong làng, xóm những trường hợp neo đơn, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo... để huy động sự hỗ trợ của cộng đồng. Có vậy, người dân mới cảm thấy được gần gũi, chia sẻ, hệ thống chính trị mới thực sự là của dân, bảo đảm tiêu chí NTM.

Nội lực từ nhân dân

Bước vào xây dựng NTM với xuất phát điểm thấp, tuy nhiên, xã Phúc Tiến sớm có được sự đồng lòng của người dân, nhờ đó, NTM ngay lập tức trở thành phong trào rộng khắp. Xã bắt tay vào huy động đóng góp xã hội hóa để xây dựng nhiều công trình phúc lợi dân sinh. Điển hình như: Thôn Khả Liễu thi công con đường từ cổng chùa Làng ra nghĩa trang trị giá 427 triệu đồng; thôn Cổ Chế xây ngôi đình hơn 4 tỷ đồng và rất nhiều công trình tâm linh khác; thôn Phúc Lâm tiến hành tu sửa sân và tường bao đình làng với số tiền trên 446 triệu đồng; thôn Ứng Hòa đã khởi công xây dựng khu nhà quản trang, làm cánh cổng, xây bể chứa nước mưa trị giá 250 triệu đồng; thôn Ứng Hòa cũng xây dựng công trình nghĩa trang nhân dân, tổ chức nạo vét kênh mương, đắp đường lớn giáp ao cá, nâng cấp cống thoát nước mưa và nước sinh hoạt với kinh phí 106 triệu đồng; thôn An Khoái thi công công trình nhà văn hóa 2,3 tỷ đồng cho khu nhà chính, còn lại chưa tính đến khu tường bao và nội ngoại thất. 

Để chung tay xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, tại Hội nghị Đại Đoàn kết dân tộc năm 2014, xã Phúc Tiến đã thống nhất Chương trình Mỗi một sào đất lúa góp 10 cân thóc, gia đình nào không góp thóc thì quy ra tiền để làm vốn rải đá cấp phối đường giao thông nội đồng. Đến nay, 6 con đường của 5 thôn được trải đá cấp phối với tổng giá trị trên 8 tỷ đồng do “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã và đang phục vụ nhu cầu đi lại và phát triển sản xuất nông nghiệp của bà con trong xã.

Chia sẻ với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Lê Văn Thuấn cho hay, thành công trong xây dựng NTM của xã Phúc Tiến hôm nay còn phải kể đến sự đóng góp tích cực của các “mạnh thường quân” là con em trong xã. Có những người đóng góp vài trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng, luôn sẵn sàng tham gia khi địa phương kêu gọi. Những ngày này, cán bộ và nhân dân xã Phúc Tiến hân hoan trong niềm vui được công nhận xã đạt chuẩn NTM, tuy nhiên, chặng đường xây dựng NTM trên địa bàn xã vẫn tiếp diễn với sự tập trung cao độ để xây dựng NTM nâng cao, tiến đến NTM kiểu mẫu trên nền tảng nội lực từ nhân dân.

Theo Đào Cảnh/daibieunhandan.vn


 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập839
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại779,675
  • Tổng lượt truy cập93,157,339
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây