Theo đó tất cả 96/96 xã, 450/450 thôn trên địa bàn toàn tỉnh đều cử người về TP. Phan Thiết tham gia tập huấn với số lượng gồm 662 cán bộ xã và 882 cán bộ thôn… Mục đích cũng đã rõ: Giúp cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới ở cơ sở hiểu đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước về các vấn đề liên quan. Đồng thời nắm bắt được định hướng phát triển sản xuất, kế hoạch thực hiện có sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Bình Thuận. Từ đó triển khai tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tại địa phương tích cực chung sức xây dựng nông thôn mới, sớm đạt mục tiêu của chương trình…
Cán bộ xã, thôn trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam tham gia lớp tập huấn |
Việc quan tâm tổ chức hàng loạt lớp tập huấn đến cả đối tượng cán bộ cấp thôn trên địa bàn cho thấy Bình Thuận rất coi trọng yếu tố con người trong xây dựng nông thôn mới. Mà vấn đề này cũng phù hợp thực tế: Bởi chủ thể nông thôn mới cấp xã là do người dân trong xã làm chủ, chính quyền chỉ có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện đồ án, đề án của xã đó. Hơn nữa, nguồn lực tập trung xây dựng mô hình nông thôn mới ở cấp xã vẫn được địa phương triển khai dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư là chính. Nhà nước tham gia hỗ trợ trực tiếp cho xã để phát huy sự đóng góp của người dân và cộng đồng theo chính sách chung, song có xét ưu tiên đối với những xã khó khăn nhằm tạo điều kiện cùng phát triển.
Như vậy để thực hiện tốt nhiệm vụ này thì nhất thiết các hoạt động cụ thể trên địa bàn phải do chính người dân tham gia, được bàn bạc công khai và quyết định thông qua cộng đồng. Do đó với nội dung chương trình tập huấn trong năm 2014, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới Bình Thuận tập trung vào 3 chuyên đề liên quan: Cơ chế chính sách về phát triển nông thôn; Định hướng phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới; Lập kế hoạch có sự tham gia của người dân. Ngoài ra trong thời gian tham gia tập huấn, các cán bộ cấp xã, thôn còn có cơ hội bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm về thực tiễn công tác xây dựng nông thôn mới ngay tại địa bàn cơ sở…
Có thể nói, việc chăm lo yếu tố con người từ cán bộ cấp thôn đối với chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bình Thuận là rất đáng ghi nhận. Vì ngoài chuẩn bị chu đáo về công tác tổ chức cho 10 lớp tập huấn như cấp phát tài liệu, vở viết, giải khát giữa giờ, Ban tổ chức còn hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/ngày cho tất cả học viên không hưởng lương (cán bộ nông nghiệp xã và cán bộ cấp thôn). Đối tượng này nếu ngụ tại địa bàn cách xa địa điểm tập huấn là Trung tâm Hội nghị tỉnh từ 15 km trở lên sẽ được hỗ trợ tiền cho hai lượt đi và về, cạnh đó hỗ trợ thêm tiền nghỉ trọ 150.000 đồng/người/đêm… Vì thế mong rằng những cán bộ cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh cần xác định trách nhiệm của mình khi tham gia tại TP. Phan Thiết để góp phần đem lại thành công chung cho các lớp tập huấn. Và cũng xin nhắc lại, vấn đề xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, trong đó yếu tố con người - mà trước hết là từ cán bộ cấp thôn rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chương trình.
Theo: baobinhthuan.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã