Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới: Chậm vì nhận thức, thiếu vốn

Thứ ba - 09/04/2013 00:07
Sau hơn 2 năm triển khai xây dựng nông thôn mới ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên, chương trình vẫn đang “giậm chân tại chỗ”...

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta mà đích cuối cùng là nâng cao chất lượng đời sống nhân dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai ở 2 tỉnh Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên chương trình đang “giậm chân tại chỗ”,  chưa hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở các xã, nên được đánh giá là chậm nhất cả nước.

Chậm vì nhận thức

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La, đến đầu tháng 4/2013 mới có 53%, tức là gần 100 trong tổng số 188 xã  phê duyệt qui hoạch xây dựng nông thôn mới. Trong khi đó theo quy định, chậm nhất đến cuối năm 2012 phải hoàn tất. 
 

Nhiều người dân địa phương chưa hiểu về chủ trương xây dựng nông thôn mới (Ảnh: nongthonmoi.gov.vn)

Đến nay, tỉnh Điện Biên cũng mới có 25% số xã phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Hiện mới chỉ có xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên nằm  trong số 11 xã của cả nước được Ban Bí thư Trung ương chọn làm điểm xây dựng nông thôn có đề án đang triển khai thực hiện chương trình. Các xã còn lại đều chưa có đề án. Vì vậy,  Sơn La và  Điện Biên trở thành 2 tỉnh  chậm nhất cả nước về công tác phê duyệt qui hoạch chậm, chưa nói đến việc triển khai các tiêu chí cụ thể xây dựng nông thôn mới.

Ông Cầm Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Phó trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh cho biết, nguyên nhân dẫn đến khởi động chương trình ì ạch là do các văn bản hướng dẫn của tỉnh chưa đồng bộ, ngoài ra còn do “việc phối hợp giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp huyện, xã chưa chặt chẽ. Cấp xã được giao làm chủ đầu tư thế nhưng thiếu cán bộ kỹ thuật thiếu hiểu biết về quy hoạch. Còn các ngành của huyện chưa bắt tay chỉ việc giúp xã…”.

Còn Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên, ông Lò Quang Chiêu, giải thích: triển khai xây dựng nông thôn mới ở Điện Biên “giậm chân tại chỗ” vì nhận thức của cán bộ, nhất là ở cấp xã còn hạn chế; vì chưa bao giờ làm chủ đầu tư nên lúng túng…

Cán bộ nhận thức, hiểu biết về chương trình xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, người dân hầu như chưa hiểu gì về chương trình này. Trưởng bản Xuân Tre 2, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên thẳng thắn bộc bạch: Bà con chưa hiểu xây dựng nông thôn mới nên vận động hiến đất làm đường gặp rất nhiều trở ngại. Họ hay so bì sao làm đường các dự án khác được đền bù mà xây dựng nông thôn mới lại không.

Thời gian đầu, nhiều địa phương ở Sơn La và Điện Biên hăng hái đăng ký xây dựng nông thôn mới với hy vọng sẽ được hưởng lợi nhờ được đầu tư vốn lớn làm các dự án. Nhưng khi được biết triển khai chương trình với chủ trương lồng ghép các dự án kết hợp phát huy nội lực của nhân dân, lãnh đạo một số địa phương lại tỏ ra thờ ơ, bỏ mặc. Còn cấp tỉnh thì thiếu quan tâm chỉ đạo sát sao.

Thực tế này dẫn đến như Sơn La năm 2011 có 55 xã đăng ký đến năm 2015 hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Nhưng qua 2 năm thực hiện, Ban chỉ đạo của tỉnh quyết định rút 30 xã ra khỏi danh sách. Đã vậy, 25 xã còn lại không ai dám chắc 2 năm nữa về đích đúng kế hoạch. Bởi hiện nay khi bắt tay vào triển khai 19  tiêu chí cụ thể xây dựng nông thôn mới lại gặp gian nan về vốn.

Gian nan thiếu vốn

Mặc dù thuộc huyện Mai Sơn, nhưng xã Chiềng Ban lại nằm giáp ranh với thành phố Sơn La nên đường về trung tâm xã - nơi được xem là “vựa” cà phê ở Tây Bắc rải nhựa phẳng lì từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Cuộc sống của bà con ở đây tuy chưa khá lắm, song so với nhiều vùng sâu, vùng xa đỡ hơn nhờ cà phê được mùa được giá.

Chiềng Ban được chọn 1 trong 2 xã điểm của huyện Mai Sơn  xây dựng nông thôn mới. Sau hơn 2 năm triển khai, xã có 9/19 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó tiêu chí khó nhất là bình quân thu nhập đầu người chỉ sắp đạt. Năm 2012 là 17 triệu đồng/người/năm, trong khi chuẩn của nông thôn mới năm 2015 qui định ở vùng Tây Bắc là 18 triệu đồng/người/năm.

Bà con các dân tộc Chiềng Ban đã hiến trên 6.600 m2 đất để mở đường. Tuy nhiên, hiến đất mãi vẫn không thấy được hỗ trợ sắt thép, xi măng để bê tông  hóa đường liên thôn, liên bản nên bà con đành phải chủ động rải đá sỏi cấp phối tạm thời.

Ông Lò Văn Khoa, bản Huổi Khoang, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn cho biết: “Mong muốn Đảng, Nhà nước sớm đầu tư để bà con làm đường bê tông theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới đề ra…”.

Cũng theo bà con ở đây, nếu đường tốt bán cà phê được giá cao, kinh tế gia đình sẽ cải thiện đáng kể, thì tiêu chí thu nhập khó với nhiều nơi nhưng không khó với Chiềng Ban.

Không mấy thuận lợi như xã Chiềng Ban, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên tỷ lệ hộ nghèo còn trên 45%. Chương trình xây dựng nông thôn mới năm ngoái cấp 230 triệu đồng để hỗ trợ sản xuất, xã ưu tiên đầu tư  cho 4 bản khó khăn, hỗ trợ cây trồng cho các hộ, nhưng cũng như muối bỏ bể.

Vốn để đầu tư xây dựng trụ sở xã đã xuống cấp có thể sập bất cứ lúc nào,  mỗi năm chỉ được mấy trăm triệu đồng….  

Ở tỉnh Điện Biên có xã Thanh Chăn, thuộc huyện Điện Biên nằm trong cánh đồng Mường Thanh được mệnh danh là nhất vùng Tây Bắc, vì đất đai phì nhiêu nên xã có phần khá hơn nhiều xã khác trong tỉnh. Thanh Chăn được Ban Bí thư Trung ương chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới.

Từ năm 2011 đến nay, xã được đầu tư trên 90 tỷ đồng, thông qua nguồn vốn của trung ương hỗ trợ, lồng ghép các dự án và huy động các doanh nghiệp ủng hộ. Nhờ đó xã làm được nhiều việc, trong đó  hệ thống giao thông, thủy lợi cấp I  xây dựng khá tốt. Tuy nhiên, Thanh Chăn vẫn còn 9 tiêu chí chưa đạt, và khó khăn nhất là tiêu chí thu nhập.

Ông Trần Văn Hân, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Chăn cho rằng, để nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, cần được đầu tư kênh mương nội đồng cấp 2 mới làm được vụ đông.

Chưa tính lồng ghép các nguồn vốn, 2 năm qua tỉnh Điện Biên được trung ương cấp hơn 30 tỷ đồng, tỉnh Sơn La được cấp trên  57 tỷ đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới. Các địa phương lại trải đều cho hàng trăm xã,  tính ra không được là bao. Trên thực tế, nếu chỉ tính gần 20 xã của tỉnh Điện Biên và 25 xã của tỉnh Sơn La được ưu tiên đầu tư để cán đích vào năm 2015 đạt chuẩn nông thôn mới, mỗi xã cần tới vài chục tỷ đồng/năm. Thế nhưng,  hiện tại các xã thông qua lồng ghép các dự án, hằng năm cũng chỉ được đầu tư không đến vài tỷ đồng. Xem ra câu chuyện về vốn trong xây dựng nông thôn mới ở Sơn La, Điện Biên đang nan giải./.

  •  

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại916,735
  • Tổng lượt truy cập92,090,464
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây